Nguyên nhân khiến tòa công lý châu Âu tuyên sữa đậu nành không phải là sữa

19/06/2017 14:34

Nguyên nhân nào khiến Tòa công lý châu Âu đưa ra quyết định sữa đậu nành không phải là sữa

Sữa đậu nành, một trong những loại sữa được chị em yêu thích đã bị Tòa công lý châu Âu đưa ra phán quyết buộc các công ty thực phẩm “sữa đậu nành” phải bỏ chữ “sữa”. Vậy, nguyên nhân nào khiến Tòa công lý châu Âu đưa ra quyết định trên?

Phán quyết của Tòa

Tòa công lý châu Âu (ECJ) cho rằng chỉ những sản phẩm chứa thành phần sữa thật mới được phép sử dụng từ “milk” (sữa) trong nhãn hàng của họ.

Do đó, các công ty thực phẩm chuyên bán những sản phẩm đề nhãn là “sữa đậu nành” (soya milk) hay “bơ đậu hũ” (tofu butter) tại Liên minh châu Âu (EU) phải đổi tên sản phẩm, nếu không sẽ đối mặt với án phạt.

Phán quyết của ECJ sẽ được đưa trở lại tòa án Đức để thực thi, bởi vậy những công ty nào còn cố tình bán các sản phẩm được gắn nhãn bị cấm ở EU sẽ bị phạt khi bị khởi kiện tại tòa trong nước.

Ủy ban châu Âu cũng có thể khởi kiện với các nước thành viên nếu họ không chịu thực thi phán quyết đó.

Sữa chỉ có ở động vật

Phán quyết của ECJ liên quan tới một vụ kiện chống lại công ty thực phẩm có tên TofuTown của Đức. Công ty này chuyên bán các sản phẩm như “bơ đậu tương”, “pho mát thực vật” và “pho mát dành cho người ăn chay”.

TofuTown lập luận họ không hề vi phạm luật EU vì đã thông báo rất rõ về nguồn gốc thực vật trên bao bì sản phẩm của họ. Tuy nhiên, ECJ khẳng định những nhãn hàng như sữa (milk), kem (cream), pho mát (cheese), sữa chua (yoghurt) và bơ (butter) “không thể được sử dụng hợp pháp trong việc gán vào những sản phẩm có nguồn gốc thuần túy từ thực vật”.

Theo ECJ, từ sữa (milk) “chỉ dùng trong trường hợp nhắc tới một loại dịch tiết ra từ động vật có vú” và việc sử dụng các mô tả thêm thắt hay dùng những cụm từ làm rõ thêm không liên quan gì tới lệnh cấm này.

Dù vậy cũng có một số trường hợp ngoại lệ như sữa dừa (coconut milk) và sữa hạnh nhân (almond milk) vẫn được chấp nhận dùng chữ “sữa” (milk) trong tên sản phẩm.

Sự đồng thuận của các quốc gia châu Âu

Phán quyết của ECJ nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các nhóm kinh doanh sản xuất sản phẩm bơ sữa tại EU. Ông Alexander Anton, tổng thư ký Hiệp hội Sữa châu Âu, cho rằng: “Sự pha trộn độc đáo và tự nhiên giữa các chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng trong các sản phẩm bơ, sữa là thứ mà không có bất cứ sản phẩm nào nguồn gốc thực vật có thể sánh được. Ngay cả có sự giải thích về điểm khác biệt đó trên bao bì thì những sản phẩm có nguồn gốc thực vật vẫn không được phép lạm dụng các thuật ngữ “bơ”, “sữa” để tiếp thị sản phẩm”.

Tương tự, hãng thông tấn ANSA của Ý cũng cho biết các nhà sản xuất bơ, sữa động vật của nước này rất hoan nghênh phán quyết của ECJ. Đồng thời, Hiệp hội nông dân Ý Coldiretti cho rằng cách gọi tên sản phẩm từ thực vật như lúc chưa bị cấm rõ ràng đã “lừa dối người tiêu dùng”, khiến các nhà sản xuất sữa rơi vào tình thế phải cạnh tranh không công bằng với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật như nước đậu nành và các thực phẩm khác.

Quan điểm trái chiều

Các nhóm ăn chay ở châu Âu đã lên tiếng phản đối phán quyết định này của ECJ. Một người phát ngôn của Hiệp hội Ăn chay châu Âu nói: “Phán quyết hôm nay của ECJ chẳng mấy liên quan tới việc bảo vệ người tiêu dùng.

Các thực phẩm thay thế sữa có nguồn gốc thực vật đã có mặt trên thị trường trong nhiều năm qua. Nhiều sản phẩm trong đó đã được phát triển và sản xuất với những đặc trưng tương tự như “các sản phẩm nguyên bản”, do đó chúng nên được tiếp thị với cách gọi tên tương tự”.

Cùng quan điểm không đồng tình với phán quyết của ECJ, bà Dominika Piasecka, người phát ngôn của Tổ chức The Vegan Society (Anh) cho biết: “Phán quyết của tòa được đưa ra sau những lo ngại về chuyện khách hàng có thể lầm lẫn, nhưng thực tế mà nói liệu có chuyện ai đó mua một hộp sữa đậu nành mà lại nghĩ đó là một hộp sữa không?”.

Hãng Alpro, nhà sản xuất sữa đậu nành lớn nhất châu Âu, cho biết đã tuân thủ các quy định hiện hành và phán quyết của ECJ sẽ không “gây tác động” gì, vì họ đã dán nhãn sản phẩm của mình phù hợp rồi.

Theo nhóm nghiên cứu hàng tiêu dùng Euromonitor, trong khoảng thời gian từ năm 2009 - 2015 tổng doanh thu toàn cầu với các sản phẩm thay thế không phải bơ, sữa tăng hơn gấp đôi so với trước đó, đạt 21 tỉ USD.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo tuoitre.vn)

Các tin khác

Vài điểm đáng lưu ý trong lệnh hành pháp về AI Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vừa công bố

Nghiên cứu đánh giá Vaccine Moderna có lẽ hiệu quả cao hơn Pfizer trước biến thể Delta

Cựu Ngoại trưởng Anh hầu tòa vì cáo buộc nói dối về Brexit

Hơn 100 người mất tích sau vụ chìm tàu tại Cộng hòa dân chủ Congo

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa hủy diệt Iran

Tổng thống Donald Trump quyết định tăng thuế lên 300 tỷ USD hàng còn lại

Cảnh sát bắt giữ 2 hung thủ xả súng tại trường học ở Colorado, Mỹ

Cháy máy bay chở khách tại Nga, 41 người thiệt mạng

Mỹ: Máy bay Boeing 737 chở khách hạ cánh xuống sông

Bộ trưởng Quốc phòng Anh bị cách chức vì rò rỉ thông tin mật về Huawei