Nghi án Google trốn thuế

01/07/2016 16:00

giới chức Tây Ban Nha đã đột kích vào Văn phòng đại diện của Tập đoàn Google điều tra về hành vi trốn thuế.

Theo thông tin từ các cơ quan truyền thông, ngày 30/6 giới chức Tây Ban Nha đã đột kích vào Văn phòng đại diện của Tập đoàn Google tại Madrid (Tây Ban Nha) để khám xét vì liên quan đến điều tra về hành vi trốn thuế. Theo một thông báo ngắn ngọn của Tòa án tối cao Madrid, cuộc đột kích đã được sự đồng ý của Tòa án và đề nghị của các nhà chức trách thuế Tây Ban Nha.

Vụ điều tra diễn ra chỉ hơn 1 tháng sau khi sau khi văn phòng đại diện của Google tại Paris (Pháp) cũng phải trải qua một cuộc khám xét tương tự do nghi ngờ trốn thuế. Theo cáo buộc ban đầu, “gã khổng lồ” tìm kiếm Google bị nghi đã dùng các thủ thuật trái phép để né khoản thuế lên đến 1,6 tỷ euro cơ quan thuế của Pháp từng yêu cầu tiền truy thu thuế, nhưng không được chấp thuận.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên văn phòng Google tại Pháp bị khám xét. Trước đó, tháng 6/2011, cảnh sát Pháp đã "ghé thăm" văn phòng của công ty công nghệ khổng lồ có trụ sở tại California (Mỹ) do cũng liên quan đến vấn đề thuế. Năm 2012, Google chỉ trả 7,3 triệu bảng Anh tiền thuế, trong khi doanh thu của hãng công nghệ này tại xứ sở sương mù lên tới 3 tỷ bảng Anh.

Các con số ấn tượng của Google

Theo thống kê, 18 tỷ USD doanh thu của Google có được từ kinh doanh tại Anh trong giai đoạn 2006-2011, nhưng số tiền thuế mà hãng này trả cho London trong 6 năm kể trên chỉ bằng 0,1% con số đó (khoảng 16 triệu USD), do đó khoản tiền này bị nhiều nghị sĩ Anh chỉ trích là tượng trưng. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính George Osborne lại coi thỏa thuận truy thu thuế với Google là một chiến thắng của chính phủ Anh trước hành động trốn thuế của hãng công nghệ này.

Ngày 21-5-2013, Google từng bị nhân viên cũ cáo buộc trốn thuế. Cựu Giám đốc điều hành Google Barney Jones (2002-2006), từng tuyên bố sở hữu 100.000 email chứng minh kế hoạch trốn thuế của Google. Ngay sau tố giác của ông Barney Jones, Phó chủ tịch Google Matt Brittin đã bị chất vấn.

Không chỉ Pháp, Anh và một số quốc gia khác cũng từng tố cáo Google trốn thuế. Và sau nhiều lần thương đàm, mãi tới tháng 1/2016, Google mới đạt được thỏa thuận với chính phủ Anh, theo đó hãng công nghệ này sẽ trả 170 triệu euro tiền truy thu thuế (trốn đóng thuế ở Anh trong 10 năm).

Google đang phải chịu nhiều áp lực từ giới chức các nước châu Âu do lợi dụng lợi thế của các công ty đa quốc gia thông qua các văn phòng đại diện đặt ở khắp thể giới để tối giản hóa đơn thuế phải nộp.

Lời kết

Giới chuyên môn coi Google là một trong những “thiên tài trốn thuế” và chiêu thức được Google sử dụng chính là chuyển giá (Transfer Pricing) - giao dịch trên giấy giữa các công ty con, để chuyển thu nhập tới những quốc gia có mức thuế thấp, trong khi phí tổn lại rơi vào những quốc gia có mức áp thuế cao hơn.

Tuy nhiên, trong một thông báo ngắn gọn mới đây, người phát ngôn của Google cho biết công ty luôn tuân thủ luật thuế ở Tây Ban Nha cũng như tất cả các quốc gia mà công ty này hoạt động. Hiện, Google đang làm việc với các nhà chức trách để trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề trên.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo vtv)

Các tin khác

Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững

Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững

Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc

Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn

Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020

Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19

Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức

Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc

Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA

EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi