Ngân hàng Thế giới đánh giá về GDP của Việt Nam
Mời các bạn theo dõi cuộc trao đổi của Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới với PV của vtv.
Ngoài ra, theo ngân hàng thế giới kinh tế đang khởi sắc trở lại, các hiệp định thương mại đang được đàm phám có thể đem lại nhiều động lực, cơ hội cho các doanh nghiệp Việt nam ra thị trường quốc tế.
Mời các bạn theo dõi cuộc trao đổi của Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới với PV của vtv:
PV: Thưa ông vì sao ngân hàng thế giới lại nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay và đưa ra những dự báo lạc quan về GDP của Việt Nam trong các năm tới.
Chuyên gia kinh tế: Trong báo cáo cập nhật kinh tế Thái Bình Dương gần đây, Ngân hàng thế giới đã nhận định Việt nam sẽ có mức tăng trưởng GDP là 6% trong năm; 6,2 % năm 2016; 6,5% trong năm 2017. Con số này cao hơn dự báo của dự báo của chúng tôi trước đó do một số lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp lắp ráp. Lòng tin của các nhà đầu tư đặc biệt là lòng tin của các nhà đầu tư trong nước tăng lên, giúp nên kinh tế phát triển cao hơn.
PV: Việt Nam đang có nhiều vấn đề nội tại khá lớn đặc biệt trong việt tái cấu trúc ngân hàng, tái cấu trức doanh nghiệp nhà nước. Việt Nam đang có sự cải cách lớn. Vậy ông đánh giá thế nào về hiệu quả của nó đến nền kinh tế của Việt Nam trong thời điểm hiện nay
Chuyên gia kinh tế: Các vấn đề liên quan đến ngân hàng là yếu kém rất rõ. Các nhà quản lý của Việt Nam cũng biết vấn đề này. Ví dụ như vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chưa được giải quyết triệt để. Một số ngân hàng nhỏ có thể thiếu vốn nhưng vấn đề chính là chất lượng quản trị của các ngân hàng còn rất kèm dẫn tới rủ ro về mặt tài chính cho cả hệ thống. Các vấn đề liên quan đến nhà nước là khá lớn. Đây là khu vực chiếm đến 1/3 nền kinh tế nhưng lại hoạt động kém hơn các doanh nghiệp tư nhân. Đây là khối sử dụng nhiều nguồn lực, hiếm những lợi thế đặc biệt so với các khu vực khác. Các vấn đề của khu vực này chính là tính minh bạch trong các báo cáo của các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay tốc độ cổ phần hoá của các doanh này đang tăng lên nhưng cần phải tăng lên về số lượng doanh nghiệp cổ phần vàphải làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Theo nhận định của chúng tôi khối doanh nghiệp nhà nước còn rất lớn và còn giảm được trong tương lai.
PV: Tăng trưởng của VN sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì trong tương lai
Chuyên gia kinh tế: Tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay khoảng hơn 6% là rất tốt. Tốc độ tăng trưởng cao này có thể phải đối mặt với một số rủi ro như tình hình kinh tế thế giới chưa vững chắc, còn yếu ở một vài khu vực là thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá ở Việt Nam như khu vực Châu Âu, Nhật Bản. Bên cạnh đó Trung Quốc tăng trưởng 7% là cao nhưng so với trước là đã giảm đi. Vấn đề này cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn. Trong nước, các khu vực ngân hàng cần tiếp tục cải cách hơn nữa. Khu vực tư nhân đang còn kém vì đang phải tham gia vào cuộc cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp nhà nước. Đến này sự vươn lên của khối này là chưa có nhiều dấu hiệu tích cực.
PV: Xin cảm ơn ông đã tham gia cuộc trao đổi
Skcs.vn (Theo vtv)