Nên tẩy tế bào chết trên da trong bao lâu?

20/09/2024 10:57

Tẩy tế bào chết trên da trong bao lâu

Khi tẩy tế bào chết nên thực hiện trong bao lâu giúp làm sạch da, loại bỏ mụn trứng cá, mụn đầu đen, tránh ảnh hưởng tới da. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Tẩy tế bào chết là một trong những bước chăm sóc da vô cùng quan trọng giúp làm sạch da, loại bỏ lớp sừng hóa cứng đầu và mảng bám tích tụ lâu ngày trên bề mặt da, ngăn ngừa mụn trứng cá, mụn đầu đen trên da, làm sáng da, da mịn màng hơn

Thời gian tẩy tế bào chết hợp lý, không gây hại cho da nên dao động từ 5 – 10 phút tùy vào kết cấu của từng vùng da của mỗi người. Ngoài ra, thời gian tẩy da chết ở da mặt thường sẽ ít hơn so với thời gian tẩy tế bào chết vùng da khắp cơ thể.

Tẩy da chết vùng da mặt

Tẩy da chết vùng da mặt nên thực hiện trong khoảng từ 5 – 7 phút sẽ giúp đem lại hiệu quả làm sạch tế bào chết hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng làn da. Bởi da mặt thường có kết cấu khá mỏng nhạy cảm. Các bước tẩy da chết trên da mặt bao gồm

Bước 1: Rửa mặt với nước ấm để kích thích lỗ chân lông trên da mặt giãn nở nhằm giúp hoạt chất tế bào chết dễ dàng len lỏi qua da

Bước 2: Vệ sinh da bằng sữa rửa mặt để lấy đi bụi bẩn, phấn trang điểm, kem chống nắng tích tụ trên bề mặt da, giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn.

Bước 3: Thoa đều một lượng nhỏ tẩy tế bào chết lên bề mặt da, sau đó massage nhẹ nhàng trong 1 – 2 phút

Bước 4: Để da thư giãn thêm 3 – 5 phút để hoạt chất tế bào chết dễ dàng len lỏi vào sâu lỗ chân lông, loại bỏ mụn trứng cá, mụn cám, mụn đầu đen trên da.

Bước 5: Rửa sạch bề mặt da với nước lạnh để loại bỏ hoàn toàn tế bào chết còn sót lại trên bề mặt da. Để da khô ráo, sau đó thoa toner cấp ẩm, thực hiện tiếp chu trình chăm sóc da tiếp theo.

Tẩy tế bào chết toàn bộ cơ thể

Vùng da trên cơ thể có cấu trúc tương tự da mặt nhưng lớp biểu bì thường dày hơn và ít nhạy cảm hơn. Một số khu vực da ở khuỷu tay, gót chân, đầu gối, bắp chân, bắp tay thì thường tích tụ nhiều tế bào chết và khiến bề mặt da chai sần, thâm sạm nên thời gian tẩy tế bào chết thường kéo dài hơn và dao động từ 10 – 15 phút. Các bước tẩy da chết trên da cơ thể bao gồm

Bước 1: Tắm với nước ấm để làm mềm bề mặt da, từ đó kích thích lỗ chân lông giãn nở hiệu quả

Bước 2: Vệ sinh vùng da trên khắp cơ thể với sữa tắm chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, mồ hôi, hỗ trợ làm sạch bề mặt da

Bước 3: Lấy một lượng tế bào chết dành cho toàn thân ra tay và thoa đều khắp vùng da từ cổ, tay, lưng, bụng và chân. Thực hiện massage nhẹ nhàng toàn thân trong 3 – 5 phút, chú ý massage kỹ ở vùng cổ, khuỷu tay, đầu gối vì thường xuyên tích tụ bụi bẩn và tế bào chết.

Bước 4: Để cơ thể thư giãn thêm 7 – 10 phút, sau đó tắm sạch lại cơ thể với nước lạnh để rửa trôi toàn bộ tế bào chết trên da và lau khô toàn thân. Thoa kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm dưỡng chất cho da, giúp da khỏe mạnh, sáng mịn hơn.

Để giúp da trắng mịn, ngăn ngừa mụn chỉ nên nên tẩy tế bào chết da định kỳ từ 1 – 2 lần/ tuần, không thực hiện tẩy tế bào chết trên vùng da đang có vết thương hở hoặc mụn đang có dấu hiệu sưng viêm nặng. Nên chọn phẩm tẩy tế bào chết có thành phần, hoạt chất và có đặc tính phù hợp với da mỗi người, tránh tẩy tế bào chết ở vùng da xung quanh mắt, kết hợp massage khi tẩy tế bào chết để gia tăng hiệu quả loại bỏ mảng bám, tế bào chết bám trên da,...

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Nên tẩy tế bào chết trên da trong bao lâu?

Thói quen sấy tóc khiến tóc khô xơ, tác động xấu đến thính giác

Thời điểm tốt dùng nước vo gạo để rửa mặt

Bật mí cách trị mụn ở cổ bằng trà xanh, bột nghệ, nha đam cực hiệu quả

Làn da tiết nhiều dầu do đâu, cách khắc phục chuẩn nhất

Bật mí cách dưỡng trắng da bằng bột cám gạo

Bí quyết dưỡng trắng da, mờ nám, tàn nhang từ giá đỗ

Thói quen tẩy trang khiến da hư tổn, nhanh lão hóa

Bật mí cách hay chăm sóc da bằng bột sắn dây

Có nên rửa mặt bằng sữa chua không đường?