NASA xây dựng vệ tinh CYGNSS phát hiện bão thế hệ mới
Trung tâm NASA đã quyết định đầu tư mọi nguồn lực kinh tế xây dựng hệ thống vệ tinh hiện đại giúp phát hiện sớm các cơn bão, gió lốc.
Vừa qua, NASA cho biết đang phát triển hệ thống vệ tinh giám sát các cơn bão thế hệ mới giúp các nhà khoa học quan sát vùng tâm bão từ không gian một cách thường xuyên, nâng cao khả năng dự đoán về đường đi, cường độ và sóng bão trên khắp hành tinh.
Hệ thống vệ tinh toàn cầu định vị bão lốc – CYGNSS
Được biết, một hệ thống nhỏ gọn chỉ bằng hành lý xách tay trên máy bay, lại có khả năng cứu hàng ngàn sinh mạng trên toàn cầu. Đó chính là Hệ thống vệ tinh toàn cầu định vị bão lốc (CYGNSS) - gồm các tiểu vệ tinh giám sát bão thế hệ mới của NASA. Chúng hiện đang được lắp ráp tại Viện nghiên cứu Tây Nam (SwRI) ở San Antonio, Texas.
Vai trò của tiểu vệ tinh CYGNSS
Hiện tại, các hệ thống giám sát vệ tinh chỉ có thể quan sát những cơn bão một cách định kỳ, đó là nguyên nhân dẫn đến một số bất ngờ không hay.
Tuy nhiên, với sự cải tiến của CYGNSS bao gồm một nhóm 8 tiểu vệ tinh và mục đích của nó là để cải thiện khả năng dự báo bão. Lần đầu tiên, hệ thống vệ tinh thực hiện việc dự báo đó bằng cách đo gió bề mặt đại dương ở ngay tâm và gần tâm cơn lốc biển, bão nhiệt đới, trong suốt vòng đời của chúng, từ đó cung cấp những dự báo tốt hơn về cường độ, đường đi và sóng bão của một cơn bão.
Việc lắp ráp tiểu vệ tinh CYGNSS đầu tiên bắt đầu vào ngày 14 tháng 8 dưới sự chỉ đạo của Đại học Michigan - trường cung cấp mẫu thiết kế và việc sản xuất vệ tinh, cũng như xử lý dữ liệu.
Các kỹ sư đang nghiên cứu xây dựng tiểu vệ tinh đầu tiên cho hệ thống CYGNSS
Mỗi tiểu vệ tinh nặng 64 lb (29 kg) và có các số đo là 20 x 25 x 11 in (51 x 64 x 28 cm) - tương đương kích cỡ của một mẫu hành lý xách tay. Chúng được nạp năng lượng mặt trời và khi mở rộng, các tấm pin này có độ sải 5,5 ft (1,6 m). Dự kiến, 7 trong số các vệ tinh đó sẽ được hoàn thành trong một vài tuần.
Nhóm vệ tinh CYGNSS sẽ được triển khai ở quỹ đạo Trái đất tầm thấp trên một đường cung mà sẽ cho phép mỗi một vệ tinh trong chuỗi các vệ tinh có thể đi qua một khu vực nhất định cứ mỗi 12 phút. Chúng sử dụng các tín hiệu trực tiếp và tín hiệu phản chiếu từ nhóm các vệ tinh GPS để xây dựng lên một hình ảnh ước tính về tốc độ gió bề mặt trên đại dương ở thành (tường) mắt bão.
Sự khác biệt của CYGNSS
Không giống như một vệ tinh thông thường – thường truyền lại chỉ số ghi tốc độ gió cứ mỗi vài ngày, CYGNSS có một vệ tinh bay ngang qua vùng nhiệt đới cứ mỗi vài giờ và nhóm các vệ tinh giúp mang lại thời lượng ghi nhận chỉ số dài hơn. Điều này cho phép việc giám sát các cơn bão một cách gần như liên tục, vì vậy những thay đổi đột ngột về hướng đi và cường độ sẽ ít có khả năng khiến cho các nhà chức trách mất cảnh giác.
Sau đó, các vệ tinh trên sẽ được sắp xếp với nhau để phóng đi và được thử nghiệm vào đầu năm tới trước khi được đưa vào quỹ đạo trên một tên lửa Pegasus XL của Orbital ATK từ Trạm Không quân Mũi Canaveral ở Florida.
Được biết, hệ thống hiện đại này sẽ đi vào hoạt động trước mùa bão Đại Tây Dương năm 2017. Qua đó sẽ giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản tại các quốc gia trên hành tinh này.
NASA xây dựng vệ tinhCYGNSS phát hiện bão thế hệ mới.
Hải Yến