Lịch sử môn đá cầu và 19 điểm quy định luật đá cầu
Lịch sử hình thành và quy định trong luật đá cầu
Đá cầu là một môn thể thao được các em học sinh ở nhiều quốc gia châu Á ưa chuộng. Theo thời gian, các hình thức đá cầu đã được cải tiến, phù hợp với xu thế của xã hội…
Lịch sử hình thành
Đá cầu bắt nguồn từ một trò chơi dân gian ở Trung Quốc. Môn thể thao này được chơi trên sân tương tự như cầu lông, cầu mây hay bóng chuyền với lưới chia đôi hai phần sân.
Tại Việt Nam, đá cầu có một quá trình phát triển thăng trầm theo lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đá cầu có thời kỳ phát triển rực rỡ, từ Vua, quan quý tộc đến tầng lớp nhân dân lao động, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược….ở đâu môn đá cầu cũng được ưa chuộng.
Đá cầu được hình thành và phát triển từ các trò chơi dân gian như tâng cầu, chuyền cầu….đòi hỏi những tố chất như sự nhanh nhẹn, khéo léo của thể chất và sự tập trung khi tham gia. Hiện, môn thể thao này được chia ra làm hai loại là đá cầu nghệ thuật và đá cầu thi đấu.
Ngày nay, trải qua quá trình phục hồi và phát triển, đá cầu được lựa chọn là một môn học trong trương trình nội khoá và ngoại khoá của các bậc học tại Việt Nam.
Luật chung
Luật chơi đá cầu khá giống như môn Bóng chuyền nhưng không được phép dùng tay. Đá cầu nghệ thuật thì hoàn toàn khác được thực hiện với những kỹ năng của thể dục dụng cụ và múa ba lê.
Người chiến thắng là người thực hiện nhiều động tác khó nhất và điều khiển quả cầu khéo léo nhất. Đá cầu nghệ thuật có thể chơi từng người một, đôi hay đồng đội. Cả hai loại hình này có chung một điểm là không để trái cầu rơi xuống đất. Quả cầu được đá bởi chân, đầu gối, đùi, thân mình, nhưng không bao giờ được dùng tay.
19 điều quy định trong luật đá cầu
Luật đá cầu gồm 19 Điều và 1 phụ lục quy định về khẩu lệnh và ký hiệu của trọng tài.
Điều 1: quy định về sân
Điều 2: quy định về lưới
Điều 3: quy định về cột lưới và ăng ten
Điều 4: quy định về quả cầu
Điều 5: quy định về ghế trọng tài
Điều 6: quy định về đấu thủ
Điều 7: quy định về trang phục
Điều 8: quy định về thay người
Điều 9: quy định về trọng tài
Điều 10: quy định về bắt thăm và khởi động
Điều 11: quy định về vị trí các đấu thủ
Điều 12: Bắt đầu trận đấu và phát cầu
Điều 13: quy định về các lỗi
Điều 14: Hệ thống tính điểm
Điều 15: Hội ý
Điều 16: Tạm dừng trận đấu
Điều 17: Kỷ luật
Điều 18: Phạt
Điều 19: Điều khoản chung
Suckhoecuocsong.com.vn sưu tầm