Lịch Sử 7 Bài 29: Ôn tập chương 5 và chương 6 chi tiết

05/11/2021 11:38

Lịch Sử 7 Bài 29 ôn tập chương 5 và chương 6

1.1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền:

- Sự mục nát của triều đình phong kiến, tha hoá của tầng lớp thống trị.

- Chiến tranh PK:

   + Chiến tranh Nam – Bắc triều.

   + Chiến tranh Trịnh – Nguyễn.

a. Chiến tranh Nam - Bắc triều (1527 – 1592).

* Nguyên nhân:

- Cuối triều Lê các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi tranh giành quyền lực.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc → Bắc triều.

- Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lập ra Nam triều.

→ Gây ra chiến tranh Nam - Bắc triều.

* Diến biến :

- Chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến kéo dài hơn 50 năm từ vùng Thanh – Nghệ trở ra bắc.

- Đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng chiến tranh chấm dứt.

b. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 – 1672).

* Nguyên nhân:

- Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên thay nắm mọi quyền hành gọi là chúa Trịnh → Đàng Ngoài.

- Nguyễn Hoàng vào cai quản vùng Thuận Hóa, thế lực mạnh lên nhanh chóng → Đàng Trong.

- Mâu thuẩn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn ngày càng sâu sắc → Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.

* Diễn biến:

- Thế kỉ XVII, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ lịch sử gọi là chiến tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài.

- Từ năm 1627 – 1672, họ Trịnh và Họ Nguyễn đánh nhau 7 lần.

- Không phân thắng bại, hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai Đàng.

   + Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra.

   + Đàng Trong từ sông Gianh trở vào.

1.2. Quang Trung thống nhất đất nước.

- Quang Trung đã chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn:

   + Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777).

   + Lật đổ chính quyền họ Trịnh (1786), vua Lê (1788).

   + Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.

   + Đánh tan cuộc xâm lược Xiêm (1785), Thanh (1789).

- Trong xây dựng quốc gia:

   + Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc (Chiếu khuyến nông, chiếu lập học,...).

   + Củng cố quốc phòng, thi hành chính sách đối ngoại khéo léo.

1.3. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.

   + Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.

   + Tổ chức lại bộ máy nhà nước, vua trực tiếp điều hành mọi công việc trong nước từ trung ương đến địa phương.

   + Địa phương: chia nước ta làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

   + Năm 1815, ban hành luật Gia Long.

   + Xây dựng quân đội mạnh.

1.4. Tình hình kinh tế, văn hoá

THẾ KỈ XVI - NỬA ĐẦU TK XIX

 

Thế kỉ XVI-XVII

Thế kỉ XVIII

Nửa đầu TK XIX

Nông nghiệp

- Đàng Ngoài: trì trệ, bị kìm hãm (chúa Trịnh không lo khai hoang, củng cố đê điều).

- Đàng Trong: phát triển, khai hoang lập làng.

- Quang Trung ban hành "Chiếu khuyến nông".

- Các vua Nguyễn chú ý việc khai hoang, lập ấp, đồn điền.

- Việc sửa đắp đê không được chú trọng.

Thủ công nghiệp

- Xuất hiện nhiều làng thủ công.

- Sản phẩm thủ công chất lượng

- Nghề thủ công được phục hồi dần.

- Xuất hiện nhiều xưởng thủ công, làng thủ công.

- Nghề khai thác mỏ được mở rộng.

Thương nghiệp

- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, đô thị.

- Buôn bán với nước ngoài được mở rộng nhưng sau có phần hạn chế.

- Giảm thuế. mở của ải, thông chợ búa.

- Nhiều thành thị, thị tứ mới.

- Hạn chế buôn bán với người Tây.

Văn học nghệ thuật

- Văn học chữ Hán vẫn chiến ưu thế, văn học chữ Nôm bước đầu phát triển.

- Chữ Quốc ngữ ra đời.

- Nghệ thuật dân gian được phục hồi.

- Kiến trúc, điêu khắc đạt nhiều thành tựu

- Ban hành "chiếu lập học" phát triển chữ Nôm.

- Văn học bác học, văn học dân gian phát triển rực rỡ (Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương).

- Nghệ thuật sân khấu chèo tuồng, tranh dân gian, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.

Khoa học - kĩ thuật

 

- Sử học: Đại Việt sử kí tiền biên.

- Sử học: Đại Nam thực lục.

- Địa lí: Gia Đình thành thống chí, Nhất thống dư địa chí.

- Y học đạt nhiều thành tựu.

- Tiếp thu kĩ thuật máy móc tiên tiến của phương Tây.

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Lịch sử 7 có đáp án: ôn tập các bài, các chương, kiểm tra

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)

Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật