Lăn kim tế bào gốc có trị được mụn không, quy trình lăn kim tế bào gốc chuẩn
Lăn kim tế bào gốc là gì, quy trình thực hiện lăn kim tế bào gốc thực hiện đúng chuẩn y khoa
Lăn kim tế bào gốc có trị được mụn không, quy trình lăn kim tế bào gốc chuẩn
Mụn xuất hiện trên da khiến ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý của nhiều người. Để loại bỏ những nốt mụn trên da nhiều người thường sử dụng các loại kem trị mụn, đắp mặt nạ thiên nhiên hoặc sử dụng các phương pháp hiện đại như lăn kim tế bào gốc để loại bỏ mụn, giúp cho làn da trở nên mịn màng, tươi trẻ, ngăn ngừa lão hóa trên da.
Mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn bọc,...xuất hiện trên da có kích thước nhỏ khi các nang lông trên da bị tắc nghẽn do dầu nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn, tế bào chết, chế chộ chăm sóc da không đúng cách, làn da tiếp xúc nhiều hóa chất, môi trường ô nhiễm,... Khi đó trên da xuất hiện các mụn đầu trắng, mụn đầu đen hoặc các mụn nhọt có nhiều kích thước khác nhau mọc trên mặt. Các khu vực thường xuất hiện mụn trên mặt chủ yếu là trán, ngực, vùng lưng, hai bên vai, đùi.
Có nhiều phương pháp điều trị mụn khác nhau như đắp mặt nạ, chăm sóc da đúng cách, thoa kem trị mụn, nhưng mụn có thể kéo dài dai dẳng, lặp đi lặp lại gây nhiều khó chịu. Nhất là khi các vết mụn đã hết, các vết sưng viêm lành dần, vùng da bị mụn xuất hiện các vết thâm sạm trên da. Do đó, để trị mụn hiệu quả nhiều người đã áp dụng phương pháp lăn kim, phi kim kết hợp thoa tế bào gốc để trị mụn trên da.
Lăn kim tế bào gốc là gì?
Lăn kim tế bào gốc là sự kết hợp của cả hai phương pháp lăn kim ,thoa tế bào gốc lên các vùng mụn. Lăn kim tế bào gốc trị mụn là một trong những phương pháp trị nám hiện đại, sử dụng những đầu mũi kim nano siêu nhỏ tác động theo phương thẳng đứng lên da, giúp giảm tối đa tổn thương trên da so với lăn kim.
Trong quá trình thực hiện các mũi kim sẽ đâm sâu, tạo các tổn thương giả trên da. Khi lăn kim tế bào gốc sẽ tạo điều kiện cho các dưỡng chất thẩm thấu nhanh chóng vào da, đào thải các hắc sắc tố melanin trên da, làm mờ vết nám, cải thiện là da, kích thích sản sinh collagen nhằm phục hồi làn da nhanh hơn, trẻ hóa làn da, giảm các nếp nhăn trên da hiệu quả.
Lăn kim tế bào gốc được xem là một trong những phương pháp có hiệu quả cao, giúp các collagen, dưỡng chất thẩm thấu sâu vào bên trong da từ đó ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây mụn, đồng thời kích thích sản sinh tế bào, tái tạo da, làm làm vết thương, đầy sẹo hiệu quả một cách nhanh chóng so với các phương pháp trị mụn khác.
Ngoài ra, các dưỡng chất thiết yếu cung cấp do da, tế bào gốc trị mụn sẽ giúp làm dịu da, giảm sưng tấy, tái tạo, phục hồi da trong thời gian ngắn, giúp ngăn chặn mụn mọc trở lại.
Quy trình lăn kim tế bào gốc trị mụn chuẩn
Bước 1: Trước khi lăn kim tế bào gốc trị mụn các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khá, kiểm tra làn da để xác định có đủ điều kiện tiến hành lăn kim hay không.
Bước 2: Vệ sinh làm sạch da chuyên sâu giúp loại bỏ các tế bào chết, nhân mụn, dầu nhờn bám sâu bên trong lỗ chân lông, giúp quá trình lăn kim tế bào gốc đạt hiệu quả cao
Bước 3: Ủ thuốc tê trên khắp khuôn mặt, thuốc tê sẽ giảm cảm giác đau, khó chịu trong quá trình thực hiện lăn kim tế bào gốc
Bước 3: Làn da sau khi được ủ tế sẽ được làm sạch, khử trùng, lau sạch thuốc tê bằng nước muối sinh lý, sát trùng da theo tiêu chuẩn vô trùng chuẩn y khoa
Bước 4: Quá trình lăn kim sẽ được bắt đầu từ trên xuống dưới bắt đầu từ vùng trán, đến hai thái dương, vùng da tập trung nhiều các nốt mụn trên da. Thời gian thực hiện trong khoảng 15 phút, tế bào gốc sẽ được đưa sâu vào bên trong da giúp da được tái tạo.
Bước 5: Đắp đắp mặt nạ để bổ sung vitamin, tinh chất trị mụn có chứa tế bào gốc, collagen, cấp ẩm và phục hồi các tổn thương trên da
Bước 6: Kiểm tra vùng da sau khi điều trị bằng phương pháp lăn kim tế bào gốc trị mụn, hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà, hẹn lịch tái khám để kiểm tra tình trạng mụn.
Sau khi thực hiện lăn kim tế bào gốc trị mụn cần tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc để tránh kích ứng da. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tiếp xúc hóa chất hoặc sử dụng bất kì mỹ phẩm nào lên da ít nhất 1 tuần.
Kết thúc điều trị tại bệnh viện thẩm mỹ thường trên da mặt có thể xuất hiện tình trạng ửng đỏ, khó chịu, hơi sưng tấy để giảm tình trạng này nên chườm lạnh để giảm cảm giác khó chịu. Trong vòng 14 ngày sau khi điều trị mụn tuyệt đối không rửa mặt bằng nước nóng, xông hơi da mặt, massage da mặt thời điểm này. Không đi tắm hồ bơi, tắm biển nhằm tránh tiếp xúc với lượng lớn ánh nắng mặt trời, nồng độ cao các chất tẩy trùng trong hồ bơi, Clo, nồng độ muối cao của nước biển.
Thiết lập độ dinh dưỡng khoa học như bổ sung các loại quả mọng nho, dâu tây, lựu, việt quất, mâm xôi. Bổ sung các loại rau củ quả như cà rốt, súp lơ trắng, bắp cải, ớt chuông, bông cải xanh, rau mầm, khoai lang, khoai tây, rau diếp cá, cải xoăn, rau bina, mù tạt xanh, … Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, một giấc ngủ sâu giúp cơ thể được thả lỏng, các cơ quan được nghỉ ngơi và quá trình phục hồi sau điều trị mụn diễn ra nhanh hơn. Uống đủ nước cho cơ thể, giúp cấp ẩm cho làn da, bổ sung thêm nước ép từ trái cây, rau củ.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Các loại tế bào gốc trị sẹo rỗ hiệu quả, cách sử dụng đúng chuẩn
Vai trò của tế bào gốc trong y học và trong làm đẹp
Quy trình lấy máu cuống rốn diễn ra như thế nào?
Có nên cấy tế bào gốc cho da mặt, quy trình cấy tế bào gốc chuẩn
Trị sẹo thâm bằng phương pháp lăn kim tế bào gốc
Suckhoecuocsong.vn