Làm thế nào kiểm soát các loại tảo gây hại trong ao nuôi tôm

31/01/2020 08:08

Kiểm soát các loại tảo gây hại trong ao nuôi tôm

Trong quá trình nuôi và chăm sóc ao nuôi tôm tảo trong ao nuôi là tác nhân gây màu nước, cung cấp oxy và cân bằng hệ sinh thái ao nuôi. Tuy nhiên sự phát triển quá mức của tảo gây biến động nước và làm ảnh hưởng đến tôm nuôi. Vậy phải làm thế nào để kiểm soát tảo gây hại trong ao nuôi tôm để giảm thiểu thiệt hại thấp nhất cho người nuôi.

Các loại tảo trong ao nuôi tôm

Trong ao nuôi tôm thâm cảnh một số loại tảo phổ biến như: tảo lục, tảo silic, tảo lam, tảo giáp và tảo mắt. Mỗi một loại tảo có tác động đến sức khỏe của tôm khác nhau ví dụ như:

+ Tảo lam

Tảo lam được coi là một trong những loại tảo độc đối với ao nuôi tôm và ngành thủy sản. Bởi tảo lam tiết ra chất độc trong ao nuôi làm làm cho tôm nuôi có mùi hôi, đồng thời còn là nhóm thải ra chất nhờn ở màng tế bào gây tắc nghẽn mang của tôm.

Tảo lục

Tảo lục không có tính độc, kích thước tảo nhỏ, không gây mùi cho vật nuôi. Đồng thời Chlorella sp. có khả năng sản sinh ra được chất ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Vibrio sp. Nếu tảo lục chiếm ưu thế trong ao nuôi tôm nước trong ao nuôi có màu xanh nhạt.

+ Tảo silic:

Tảo silic hay còn được biết đến với tên gọi khác là tảo khuê, tảo cát. Loại tảo này nếu phát triển chiếm ưu thế nước ao sẽ có màu vàng nâu và vàng lục. Khi xuất hiện với mật độ cao trong ao thường vướng vào mang tôm gây cản trở đến quá trình hô hấp của tôm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.

+ Tảo giáp:

Tảo giáp phát triển nhờ do nguồn nước cấp từ bên ngoài vào, trong quá trình nuôi do sự mất cân bằng khoáng đa vi lượng hoặc do nền đáy ao quá bẩn dẫn đến sự phát triển quá mức của loài tảo này khiến sức khỏe tôm nuôi bị ảnh hưởng

+ Tảo mắt:

Tảo mắt xuất hiện trong ao nuôi báo hiệu nền đáy ao nuôi bắt đầu bị nhiễm bẩn. Nếu trong điều kiện thuận lợi loại tảo mắt này sẽ phát triển và làm ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong ao và làm nhiễm bẩn thêm môi trường nước ao.

Nguyên nhân khiến tảo độc phát triển mạnh trong ao nuôi tôm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tảo độc phát triển mạnh trong ao nuôi tôm.

Theo các chuyên gia thủy sản, nguyên nhân chính làm tảo phát triển mạnh trong ao nuôi do ô nhiễm hữu cơ, thức ăn thừa trong quá trình nuôi làm ô nhiễm nguồn nước trong ao nuôi.

 Phân tôm trong suốt vụ nuôi không được làm sạch khiến nền đáy ao nuôi bị bẩn tạo điều kiện cho tảo độc phát triển.

Bên cạnh đó, do thời tiết thay đổi thất thường nắng nóng hoặc mưa kéo dài, làm cho quá trình phân hủy bùn bã hữu cơ tăng sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho tảo phát triển.

Kiểm soát tảo độc trong ao nuôi tôm

Để kiểm soát tảo độc trong ao nuôi, giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người nuôi bà con hãy thực hiện theo các cách sau

+ Ngay sau khi tảo tàn bà con nên nhanh chóng vớt xác tảo trong ao nuôi tôm

+ Nếu tảo phát triển quá nhiều nên thay nước để giảm mật độ tảo.

+ Kiểm soát lượng thức ăn không cho tôm ăn dư, thường xuyên kiểm tra các thông số trong nước để kịp thời điều chỉnh

+ Tăng cường chạy quạt gió để bổ sung oxy cho tôm.

+ Thay 30% nước trong ao nếu có ao lắng.

+ Bổ sung oxy viên cho ao nuôi tôm

+ Đối với vấn đề thời tiết rất khó để khắc phục triệt để bà con nên hạ thấp mức dinh dưỡng trong ao nuôi

+ Xử lý tảo bằng cách lên men vi sinh bằng mật mía sau khi ủ từ 3 đến 6 giờ qua đêm. Đồng thời kết hợp xử lý tảo bằng vôi vào ban đêm với liều lượng cho phép dưới 20 kg cho mỗi 1.000 m3 nước. Sau khi bón vôi bà con nên bổ sung zeolite với lượng 20 kg/1.000 m3.

+ Thường xuyên hút bùn, hút đáy ao nuôi, sử dụng chất diệt tảo được phép

+ Đối với tảo lam nên tăng độ mặn cho ao nuôi tôm bằng cách cung cấp nước biển cho ao nuôi hoặc thêm muối vào nước với lượng 10 kg/1.000 m3 treo ở quạt nước.

+ Bà con có thể thả cá rô phi cùng với tôm trong cùng một ao. Bởi cá rô phi có thể tiêu hóa 30 - 60% protein trong tảo, đặc biệt là tảo lam và tảo lục.

+ Trước khi thả gióng bà con nên xử lý đáy ao nuôi tôm cẩn thận, tiêu diệt tảo ở lớp đất dưới đáy và xung quanh bờ ao nuôi, tránh lấy nước từ các nguồn nơi tảo nở hoa.

+ Sử dụngcác biện pháp để giải phóng khí nitơ tích tụ ở đáy ao nuôi tôm nhằm loại bỏ các điều kiện cho phép tảo phát triển mạnh mẽ.

+ Khi tôm được 2 tháng tuổi thời điểm này tảo lam, tảo giáp phát triển mạnh và chiếm ưu thế do đó bà con nên sử dụng các sản phẩm như: yucca schidigera kết hợp zeolite để làm giảm khí độc được sản sinh bởi tảo.

+ Trước khi nước cấp vào ao nuôi tôm bà con nên diệt khuẩn bằng các sản phẩm như BKC, Chlorine, Formalin,… nhằm giảm mật độ tảo trong ao sau khi cấp nước.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?

Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động

Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì

Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt

Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh

Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh

Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng

Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh

Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành

Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch