Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tiêu phát triển tốt theo chuyên gia

06/11/2018 13:45

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu cho năng suất cao, ít sâu bệnh

Hiện nay cây cây tiêu ở nước ta được trồng tập trung chủ yếu vào những vùng đá bazan phong hoá như Vinh Linh Quảng Bình, Gio Linh Quảng Trị, Bà rịa Vũng Tàu, vùng Tây nguyên, Phú quốc…

Nhóm đất đỏ bazan có độ xốp cao, cấu trúc tốt làm cho đất có độ thấm nước lớn. Mặc dù có nhiều trận mưa to kéo dài nhưng ít xuất hiện dòng chảy trên mặt. Nước mưa được thấm nhanh vào đất được tích lũy ở dạng nước ngầm.Các oxyt CaO, MgO, SiO2 bị rửa trôi , S độ pH giao động ở mức pH: 3.9 - 5.2, nên được các nhà khoa học khuyến cáo trồng hai loại cây chủ lực là café và  cây hồ tiêu.

Hầu hết các vùng đất đỏ Bazan lại trồng các loài cây chủ lực như cà phê, cây hỗ tiêu..Các loại cây trồng này lại thích hợp ở những loại đất ít chua độ pH dao động từ 5,5-6,5.

Để có thể trồng cây  tiêu phát triển cho năng xuất cao cây  tiêu cần những điều kiện: Đất, khí hậu, giống cây tiêu, nọc cây tiêu, kỹ thuật trồng, chăm sóc

Về đất đai:

Cây hồ tiêu có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau.nhưng Cây tiêu phát triển tốt nhất trên đá phong hoá bazan vì loại đất này rất giầu nguyên tố Fe và Al, là 2 nguyên tố quan trọng cho sự phát triển của cây hồ tiêu cũng như hạt tiêu sau này.

Quy định về đất

Đất phải tơi xốp, giầu mùn không chua, địa hình dễ thoát nước, nếu đồi thoải rất phù hợp, chiều dày tầng đất phải sâu , tốt nhất lớn hơn 1m. Không có dòng chảy nước ngầm.

 Đối với đất chuyển đổi từ cây trồng khác như đất trồng cà phê, đất trồng bơ hay ca cao… cần phải tiến hành cày xới đất, loại bỏ cỏ rác, rễ cây, trồng 1- 2 vụ màu trong mùa mưa, sau đó phơi đất trong ít nhất 1 mùa nắng để loại bỏ tuyến trùng, mầm bệnh. Ngoài ra cần bổ sung thêm vôi, phân hữu cơ để tăng độ màu mỡ.

Lựa chọn giống tiêu

 Có rất nhiều giống tiêu:  Tiêu Phú Quốc,tiêu Vĩnh linh, tiêu trâu, tiêu Sri Lanka. Nhiều nơi có trồng  tiêu trâu malaysia, tiêu Ấn Độ, tiêu Lộc Ninh… Mỗi giống tiêu có ưu điểm riêng về năng suất và sinh trưởng. Do đó nếu có điều kiện bà con nên trồng 2 - 3 giống tiêu cùng một lúc, giúp giảm được nguy cơ mất mùa, sâu bệnh lây lan… ổn định thu nhập. Về năng suất, đặc tính giống có thể tham khảo chi tiết tại các cửa hàng đại lý3 – Mật độ trồng tiêu

Đối với trụ sống: Trồng với khoảng cách 3 x 3m hoặc 3 x 2,5m. Tương đương 1.100 đến 1.400 trụ/hecta. Đối với một số cây thân thẳng, ít cành (núc nác rừng, dâu da xoan, gòn). Bà con có thể trồng tương đương với trụ chết

Đối với trụ bê tông, trụ gỗ: Trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5m. Tương đương 1.600 trụ/hecta

Mật độ tối đa không nên vượt quá 2.000 trụ/hecta

Trụ trồng tiêu

Có hai loại trụ: Trụ sống là các thân cây thân thẳng, trụ chết là trụ bê tông, trụ gạch, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Dựa vào điều kiện từng nơi ta có thể chọn cho phù hợp.

Trồng tiêu trên trụ chết cần tiến hành che mát bằng lưới nilon trong 1-2 năm đầu, khi cây phủ trụ có thể giỡ bỏ. Ngoài ra cũng có thể sử dụng trụ tạm trồng bên cạnh trụ sống, sau khi trụ sống đủ lớn ta sẽ chuyển trụ. Ưu điểm là có thể trồng tiêu ngay mà không yêu cầu trụ phải có độ bền cao.

Kỹ thuật trồng tiêu (xuống giống)

Đào hố trồng tiêu

Hố trồng tiêu có kích thước 60 x 60 x 60 cm đào một bên trụ, mỗi hố trồng 2 bầu tiêu con. Hoặc 40 x 40 x 40cm đào đối xứng 2 bên trụ, mỗi hố trồng 1 bầu tiêu con. Tâm hố cách trụ 25-30cm

Mỗi hố bà con dùng lớp đất mặt trộn với 20-25kg phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục là tốt nhất) + 0,3 – 0,5kg lân + khoảng 1 thìa canh bột nấm đối kháng Trichoderma. Ngoài ra có thể trộn thêm vôi bột nếu độ pH chưa đạt yêu cầu (từ 5.5 – 7.0)

Đối với trụ gỗ và trụ sống cần trộn thêm các loại thuốc sâu dạng bột, dạng viên như Basudin, Furadan… để chống mối mọt, và hạn chế dế, ấu trùng ve sầu…

Hố trồng tiêu cần được chuẩn bị trước ít nhất 15 ngày đến 1 tháng trước khi xuống giống

Kỹ thuật trồng tiêu con

Thời điểm thích hợp nhất để trồng tiêu là vào đầu mùa mưa, hoặc trước khi mùa mưa kết thúc 1 tháng.

Khi trồng bà con dùng cuốc đào 1 lỗ chính giữa hố trồng. Sâu và rộng hơn kích thước bầu ươm tiêu một chút

Nhẹ nhàng xé bịch, tránh làm bể bầu ươm

Đặt cây con vào chính giữa hố, hơi nghiêng hướng vào phía trụ. Mặt bầu cao hơn mặt đất xung quanh khoảng 5-10cm.

Lấp đất đồng thời nén nhẹ xung quanh, bảo đảm không bị rỗng quanh rễ, cây sẽ còi cọi do không hút được chất dinh dưỡng từ đất. Khi lấp xong cần vun nhẹ cho phần gốc cao hơn xung quanh, tránh đọng nước.

Có thể đánh bồn nhẹ xung quanh để tiện tưới tiêu và bón phân

Trồng xong cần tưới nước ngay. Nếu gặp thời tiết nắng hoặc trồng trên trụ chết, không có cây che bóng, cần tiến hành che nắng cho tiêu con

Kỹ thuật chăm sóc cây hồ tiêu:

Che bóng cho tiêu non:

Khi tiêu mới trồng cần dùng cỏ, rác, lá dừa,… che tủ tránh nắng và gió làm tiêu mất nước và bị cháy nắng. Có thể che bằng tấm liếp hoặc dàn che.

Trồng dặm:

Sau trồng 3 tuần, cần kiểm tra loại bỏ những hom chết và trồng dặm kịp thời để cây kịp sinh trưởng đồng đều với những cây trồng trước.

Làm cỏ xới xáo:

Làm cỏ sạch quanh gốc và giữa các hàng tiêu. Không xới xáo trong gốc tiêu, xới cách gốc 50 – 60 cm. Mùa mưa cần tránh xới xáo vì dễ làm tổn thương bộ rễ giúp mầm bệnh xâm nhập vào làm chết tiêu.,,

Xén tỉa tạo hình:

Sau khi tiêu lên cao, cần dùng dây mềm (dây nhựa, nylon) buộc vào cây nọc. Tráng dùng các loại dây chuối, dây rừng,… vì các dây này dễ bị mục làm cho phần thân tiêu nơi buộc dây dễ bị mầm bệnh tấn công.

Tiêu leo lên cao 60 – 80 cm mà vẫn chưa phát sinh cành ngang thì tiến hành bấm ngọn hoặc đôn dây.

Sử dụng cành vượt các cấp làm bộ khung thân chính đều đặn quanh nọc.

Trong các năm 1 – 2 có thể có một số cành ác ra hoa cần xén bỏ để tập trung dinh dưỡng cho bộ khung chính sinh trưởng mạnh.

Tủ gốc:

Giữ ẩm trong mùa nắng bằng các loại rơm rạ, cỏ khô,… Đề phòng mối và cháy. Tủ cách gốc 10 – 20 cm.

Tưới nước và chống úng cho tiêu:

Trong mùa nắng cần tưới nước thường xuyên (không thừa nước), kết hợp với các biện pháp che chắn, tủ gốc giữ ẩm cho tiêu. Trong thời kỳ kinh doanh, việc tưới nước cho tiêu có khác hơn. Trong thời kỳ này, đặc biệt sau thu hoạch, chỉ tưới cho tiêu khi thấy thật cần thiết, đủ cho cây sống, chịu đựng được mùa khô hạn để bước vào mùa mưa. Nếu tưới nước quá nhiều, cây sẽ tiếp tục sinh trưởng phát triển, các chùm quả phát sinh rải rác, tỷ lệ thụ phấn thấp làm giảm sản lượng và gây trở ngại cho việc chăm sóc, thu hoạch.

Cần đánh rãnh nước giữa 2 hàng tiêu trong mùa mưa để chống úng. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho vườn tiêu tồn tại lâu dài.

Chăm sóc tiêu định kỳ

Tưới nước cho tiêu

Tiêu không chịu được ngập úng nhưng cũng không chịu được nắng hạn kéo dài, trong mùa khô cần thường xuyên tưới nước cho tiêu, khi tưới không nên tưới đẫm, chỉ tưới vừa đủ. Ở những nơi có mùa khônhư Tây Nguyên cứ 10-15 ngày ta phải tưới nước 1 lần. Khi tưới nên hạn chế dùng ống phun nước thẳng vào gốc, tốt nhất nên tưới bằng béc hoặc tưới nhỏ giọt, Bộ rễ sẽ ít bị tổn thương nhất. Có thể kết hợp tủ gốc giữ ẩm bằng rơm, trấu, cỏ khô…

Cắt tỉa cành tạo tán cho tiêu

Tiêu mới trồng: Sau khi trồng khoảng 1 tháng tiêu bắt đầu mọc dây lươn hoặc cành ác. Cần thường xuyên kiểm tra và buộc tiêu lên trụ. Không để tiêu bò dưới đất. Dây buộc tiêu nên sử dụng dây nilon mềm. Trồng trụ sống cần kiểm tra tránh để thân trụ sống phình to gây chèn ép dây tiêu

+ Nếu trồng bằng dây lươn, sau khoảng 1 năm tiêu bám trụ sẽ ra cành. Ta tiến hành kéo tiêu xuống thực hiện kỹ thuật đôn tiêu.

+ Đối với tiêu ác, sau 1 năm ta tiến hành hãm ngọn cách mặt đất 30-40cm. Mục đích của đôn tiêu và hãm ngọn là giúp tiêu tăng số lượng dây trên trụ. Trụ tiêu sẽ cân đối, xum xuê và cho nhiều quả hơn

Tiêu kinh doanh: Hàng năm sau khi thu hoạch cần cắt bỏ các dây tiêu còi cọc, cành tiêu đã cho quả được 2-3 vụ. Tỉa bớt các dây tiêu thòng, dây mọc chen kém hiệu quả. Phần tỉa bỏ có thể dùng làm vật liệu ươm giống.

Bón phân cho tiêu

Cách bón:

Lót (đầu mùa mưa): toàn bộ phân chuồng + vôi + 1/3 (Đạm Phú Mỹ + lân + kali Phú Mỹ).

Giữa mùa mưa: 1/3 (Đạm Phú Mỹ + lân + kali Phú Mỹ).

Cuối mùa mưa: 1/3 (Đạm Phú Mỹ + lân + kali Phú Mỹ).

Từ năm thứ 4 trở đi, cây tiêu đã cho thu hoạch, bón phân cho một nọc (kg)

Phân hữu cơ: Mỗi năm bón 1 lần, mỗi lần 20-30kg/trụ + 0,5kg phân lân. Nên sử dụng phân đã hoai mục. Có chứa nấm đối kháng Trichoderma, khi bón tiến hành đánh rãnh đối xứng quanh trụ tiêu (Chia thành hình vuông, mỗi năm bón ở 2 cạnh đối xứng). Sâu khoảng 25-30cm. Cách tán tiêu 20-30cm. Bón xong lấp rãnh lại, năm sau đào rãnh ở vị trí khác

Phân vô cơ: Nên dùng phân NPK tổng hợp, loại chuyên dùng cho tiêu bổ sung thêm trung vi lượng. Tiêu kiến thiết bón mỗi lần 100-200g/trụ, bón ít nhất 6 lần/năm. Tiêu kinh doanh bón mỗi lần 0,5kg-1kg bón 4 lần trong năm (3 lần mùa mưa, 1 lần mùa khô). Khi bón cần lấp phân hoặc hòa tan với nước để tránh bị thất thoát. Giai đoạn cây nuôi quả cần dùng phân có tỷ lệ Kali cao hơn để tăng chất lượng quả, giảm quả lép, quả rụng

Phân vi lượng: Phun qua lá hoặc tưới vào gốc tùy theo loại sản phẩm. Mỗi năm bón vi lượng 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. Giai đoạn nuôi quả cần đặc biệt bổ sung Bo để tăng chất lượng quả – hạn chế rụng quả.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây tiêu

Do lượng sâu bệnh trên cây tiêu rất nhiều, mỗi loại lại có đặc điểm và cách phòng trừ riêng. Trong bài viết này không tiện trình bày hết. Bà con có thể tham khảo thêm tại liên kết sau:Cách phòng bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu và các chế phẩm sinh học đặc trị

Một số lưu ý khác khi trồng tiêu

Làm cỏ tiêu thường xuyên để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng, khi làm cỏ ở gốc chỉ nên dùng tay nhổ cỏ, tránh dùng cuốc để cào, sẽ gây tổn thương rễ.

Dây buộc tiêu không nên dùng các loại dây thừng, dây bện từ vỏ cây

Giữa các hàng tiêu có thể trồng xen cỏ lạc dại, vừa giúp tăng lượng đạm trong đất vừa có tác dụng giữ ẩm mùa khô, hạn chế cỏ dại khác lây lan.

Không nên trồng tiêu xen với các loại bầu bí. Vì đây là vật chủ chung cho một số loại sâu bệnh hại tiêu

Các cành tiêu mọc cao mà chưa ra cành, mạnh dạn cắt ngang.

Trồng tiêu trên trụ sống cần rong tỉa cành thường xuyên, ít nhất 2 lần 1 năm (đầu và cuối mùa mưa)

Để có một vườn tiêu tốt đòi hỏi người trồng phải luôn luôn chăm sóc cho vườn tiêu, và kịp thời xử lý khi cây tiêu có biểu hiện bệnh tật, nhất phải bảo đảm đủ độ ẩm cho cây tiêu phát triển. Trên đây là một vài kiến thức cơ bản dành cho những người bắt đầu có ý định trồng tiêu

Suckhoecuocsong.com.vn.

Các tin khác

Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?

Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động

Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì

Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt

Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh

Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh

Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng

Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh

Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành

Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch