Kỹ thuật nuôi và chăm sóc hải sâm
Quy trình chăm sóc hải sâm
Hải sâm là một loại hải sản mang lại nhiều lợi ích kinh tế cao cho người nuôi. Hải sâm thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon, vị thuốc tuyệt hảo trong điều trị các bệnh như: chứng huyết hao tổn, hư nhược, liệt dương, di tinh, mộng tinh,… Nuôi hải sâm không tốn nhiều công chăm sóc như cá, cua, tôm người nuôi hải sâm cần đảm bảo các yêu cầu dưới đây.
Vị trí nuôi hải sâm
Để đem lại lợi ích kinh tế tốt nhất cho người nuôi có thể nuôi hải sâm kết hợp với vẹm xanh, tôm hùm.
Ao nuôi hải sâm nên có diện tích khoảng 0,5 - 1 ha ở gần biển để thuận tiện cho việc thay nước, độ mặn ổn định, không bị ảnh hưởng bởi nước ngọt, không bị ảnh hưởng bởi các nguồn nước ô nhiễm của các khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nơi ít bị ảnh hưởng bởi bão lũ, áp thấp nhiệt đới.
Ao nuôi hải sâm
Hải sâm là loài ăn mùn bã hữu cơ dưới đáy ao nên khi cải tạo ao người nuôi không cần cải tạo ao nuôi quá sạch làm mất đi lượng thức ăn của hải sâm.
Trước khi thả nuôi hải sâm cần bón vôi bổ sung canxi và diệt tạp cho ao với liều lượng 200 kg/ha. Phơi đáy ao từ 3-4 ngày để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cho hải sâm rồi tiến hành cấp nước mặn vào ao nuôi.
Ngoài ra, người nuôi nên trang bị giàn quạt nước để để cung cấp ôxy và tạo dòng chảy trong ao. Cống thoát nước và cấp nước có lưới bao bọc tránh thất thoát hải sâm trong quá trình thay nước trong ao nuôi.
Độ mặn trong ao nuôi dao động từ 32- 33%, độ Ph từ 7,9- 8,2, nhiệt độ nước thích hợp nhất từ 28- 29 độ C. Độ sâu của nước khoảng từ 3,5- 4m (lúc thủy triều thấp nhất). Phía dưới ao nuôi dải cát.
Hướng dẫn cách chăm sóc hải sâm
Ở ngoài môi trường tự nhiên hải sâm là loài vật chuyên ăn xác chết của các động vật dưới biển như cá, tôm, cua, ốc,…Thức ăn của chúng là các loài phù du, chất hữu cơ tìm thấy dưới biển.
Do vậy tại một số tỉnh như Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên người nuôi thường kết hợp nuôi hải sâm với ốc hương, tôm, cá vừa tiết kiệm được chi phí nuôi, vệ sinh ao nuôi, hạn chế được lượng thức ăn thừa, phân của các vật nuôi khác ra môi trường gây ô nhiễm môi trường nuôi.
Hàng ngày, kiểm tra độ mặn của nước nuôi thường xuyên, thay nước thường xuyên, tăng cường thức ăn tự nhiên vào ao, làm sạch môi trường ao nuôi sạch sẽ giúp giảm nguy cơ hải sâm nhiễm bệnh do môi trường nuôi không đảm bảo yêu cầu.
Định kỳ 10 ngày lặn xuống ao nuôi một lần để kiểm tra tốc độ phát triển của hải sâm, sức khỏe của hải sâm.
Người nuôi có thể sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý đáy ao, phòng ngừa nhiễm đáy ảnh hưởng đến hải sâm.
Suckhoecuocsong.vn/TH