Kỹ thuật giao, đập, chắn và cứu bóng trong bóng chuyền
những bài học cơ bản nhất như giao bóng, đập, chặn và cứu bóng trong bóng chuyền
Chơi bóng chuyền là môn thể thao hữu ích cho những người muốn phát triển chiều cao. Muốn vậy, bạn cần chơi bóng chuyền đúng kỹ thuật từ những bài học cơ bản nhất như giao bóng, đập, chặn và cứu bóng...
Giao (phát) bóng
Nếu bạn chịu trách nhiệm giao bóng thì bắt buộc phải đứng từ ngoài vạch cuối sân để phát bóng.
Phương pháp: Đứng phát bóng hoặc tung người phát bóng tùy theo khả năng của mình. Dùng sức của cánh tay đưa bóng sang phần sân đối phương.
Lưu ý, bạn nên tận dụng những cú bật người phát bóng và chọn điểm rơi của bóng cho chính xác theo hướng dự tính, đặc biệt, bóng cần phải qua được lưới và nằm trong phạm vi sân. Trong thi đấu, phát bóng phải có kỹ thuật và lực mạnh, làm cho bóng có đường bay khó, nhanh và mạnh để đối phương không thể đỡ hay kiểm soát được trái bóng.
Tấn công/ đập bóng
Thông thường lần chạm bóng thứ 3 của đội chính là lúc tấn công/ đập bóng để ghi điểm (trừ một vài trường hợp đỡ bước 1 và bước 2 không tốt).
Thời điểm này mang tính quyết định trong việc ghi điểm cho đội của mình. Do đó, chơi ở vị trí này, bạn cần nắm được điểm rơi của bóng sang phần sân của đối phương mà chẳng ai có thể ngăn chặn được. Chủ công là người sẽ thực hiện các bước tấn công/ đập bóng chuẩn xác để mang đến lợi thế cho đội mình. Đây là vị trí mà những ai chơi bóng chuyền đều mong muốn được chơi.
Lưu ý: Người chơi ở vị trí này phải hội đủ nhiều yếu tố gồm chiều cao, kỹ thuật, sức mạnh và cả khả năng bật cao tại chỗ cực đại. Phải có chiều cao tốt mới có thể chơi hiệu quả ở vị trí này và ngược lại, những người khi được tập luyện bóng chuyền ở vị trí này có khả năng tăng trưởng chiều cao vượt trội. Những cú vươn người, bật cao, sải tay… giúp hệ xương được giãn ra và tạo đà cho sự dài ra của sụn xương.
Chắn bóng
Những người chơi ở vị trí chuyền 2 hay chủ công đều có thể chắn bóng. Đây là kỹ thuật dành cho những người đứng ở vị trí ngay lưới, có trách nhiệm chặn các đợt tấn công/ đập bóng của đối phương.
Phương pháp: Chắn bóng mang tính “thụ động”, nó chỉ có thể gọi là tấn công nếu ngăn được bóng không sang phần sân của đội mình mà vẫn còn nằm trong sân của đối phương. Khi chắn bóng, bạn cần vận dụng kỹ thuật như khi tấn công (nhẹ nhàng và khéo léo hơn so với đập bóng).
Cứu bóng
Cứu bóng là kỹ thuật ngăn không cho bóng chạm đất sau đợt tấn công của đối phương. Tuy nhiên việc cứu bóng không bị giới hạn như bắt bước 1.
Phương pháp: Bạn có thể vận dụng mọi bộ phận, mọi tư thế để để ngăn bóng chạm đất. Chỉ một vài trường hợp đặc biệt theo quy định (có giới hạn) thì người chơi ở vị trí libero mới được chơi như một chuyền 2.
Suckhoecuocsong.com.vn sưu tầm