Khi lau dọn bàn thờ dịp cuối năm cần tránh điều gì?

04/01/2018 10:31

Những điều cần tránh khi lau dọn bàn thờ

Theo quan niệm, lau dọn bàn thờ (còn gọi là bao sái) là công việc yêu cầu sự cẩn trọng cao và cần phải hết sức chú ý, tránh phạm phải những điều kiêng kị để gia đình không gặp vận hạn.

Những điều cần tránh khi lau dọn bàn thờ

- Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.

- Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.

- Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

- Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

Di chuyển bát hương tùy tiện

Bạn nên hạn chế di chuyển bát hương quá nhiều. Sự xê dịch sẽ không tốt, làm ảnh hưởng đến bề trên. Như vậy, lòng thành của bạn sẽ không được thần linh chứng giám, gây những điều xui xẻo và ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ.

Làm đổ vỡ đồ thờ cúng

Những đồ vật trên bàn thờ vô cùng thiêng liêng và quan trọng, phù hộ cho gia đình bình an, ấm no và hạnh phúc. Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ, nên cẩn thận nhẹ nhàng với từng đồ vật. Vì đôi khi làm đổ vỡ sẽ bị ông bà quở trách và điềm xấu sẽ xảy ra.

Tỉa và đổ chân hương sai cách

Khi lấy chân hương, không được lấy ra hết mà phải để lại 5 chân. Đặc biệt, không được vứt chân hương bừa bãi, mà mang đi đốt thành tro rồi thả xuống sông, hồ. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được bỏ chân hương ở những nơi bẩn thỉu, làm vậy sẽ phạm phải điều xấu.

Cách lau dọn bàn thờ để không tán lộc, động tài

Theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người), trước khi lau dọn bàn thờ (bao sái), người bao sái cần tắm rửa sạch sẽ và dịp này chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ, không làm tổng thể như dịp Tết. Tối kị động chạm dịch chuyển bát hương vì quan niệm thần linh, gia tiên khó an vị để phù hộ con cháu.

Nước bao sái bàn thờ là nước 5 thứ thảo dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn), hoặc rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng. Đun sôi cho kỹ những thảo dược đó với 1,5 lít nước, để ấm rồi dùng nước đó để lau rửa bàn thờ và đồ thờ cúng. Nếu muốn thơm hơn thì đun lâu hơn cho nước đặc, hoặc mua thêm hương liệu (đối với bàn thờ lớn, hoặc nhiều bàn thờ). Việc bao sái ai làm cũng được, chỉ cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ quý, vật phẩm, ảnh gia tiên…

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Phunutoday)

Các tin khác

Những điều cần lưu ý khi lắp đặt sàn gỗ tại nhà

Đồ dùng chứa nhiều bụi bẩn trong nhà cần làm sạch thường xuyên

Mẹo hay đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhà nhanh chóng

Những vị trí không đặt cục nóng điều hòa tránh gây nguy hiểm

Cách loại bỏ mùi ẩm mốc, mùi hôi trong nhà sau mưa bão

Nên sử dụng điều hòa mức nhiệt độ nào vừa tiết kiệm, an toàn sức khỏe

Top 5 loại cây xanh giúp hấp thụ khí độc hại cực tốt trong nhà

5 loại cây cảnh giúp nhà luôn mát mẻ trong mùa hè

Bật mí cách xử lý mùi khó chịu khi bật điều hòa làm mát

Những vị trí không nên lắp đặt điều hòa tránh tốn điện, ảnh hưởng sức khỏe