Hướng dẫn người nuôi cách bảo vệ ao nuôi tôm mùa mưa lũ

16/11/2019 08:48

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo vệ ao nuôi tôm vào mùa mưa lũ

Ao nuôi tôm

+ Kiểm tra lại cống xả tràn và chuẩn bị nguồn nước sạch để thay nước ao nuôi khi cần thiết. Kèm theo rắc vôi quanh nờ phòng nước trôi phèn xuống làm biến độ độ Ph trong ao nuôi tôm.

+ Tăng thời gian chạy sục khí để tránh thiếu oxy, tránh hiện tượng phân tầng nước ao nuôi

+ Chuẩn bị dự phòng máy phát điện, máy sục khí phòng trừ trường hợp mất điện khi có mưa bão

+ Vào mùa mưa lũ tránh thiệt hại người nuôi tôm cần kiểm tra và gia cố bờ đê, bờ ao sửa chữa và lại chòi canh và các công trình phụ trợ khác được chắc chắn. Nếu không đắp bờ đê người nuôi nên dùng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để bao quanh ao để hạn chế tôm thất thoát.

+ Hạn chế thay nước cho ao nuôi thủy sản trong thời điểm nước dâng đầu mùa và nước rút cuối mùa. Nguyên nhân do lúc này nguồn nước thường bị ô nhiễm từ nước sinh hoạt, nước có nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng... và tránh gây xáo động trong môi trường nuôi khiến tôm bị nhiễm bệnh. Nên lấy nước qua ao lắng và xử lý nước trước khi bơm vào ao nuôi tôm.

+ Hạn chế hiện tượng giảm độ mặt đột ngột trong ao nuôi tôm người nuôi lên lập kế hoạch điều tiết nước như trước khi mưa to cần phải lấy nước có độ mặn thích hợp vào ao và để mực nước trong ao cao nhất. Trong khi mưa nên tránh các hoạt động làm xáo trộn nước trong ao nuôi và sau khi mưa cần nhanh chóng rút bớt nước ở tầng mặt của ao bằng cách tháo các cánh phai của cống thoát.

+ Khu vực ao nuôi gần biển nên trồng cây chắn gió, chắn cát bay. Chuẩn bị thêm các bao tải đất, cát bảo vệ đê, các thiết bị nuôi tôm được che chắn, buộc cẩn thận.

Với các ao nuôi gần biển, nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão từ biển đổ vào, các hộ nuôi cần chuẩn bị bao tải để bảo vệ đê, các thiết bị ao nuôi tôm phải được che chắn bảo vệ cẩn thận.

+ Những ao nuôi chưa thả giống người nuôi nên tăng cường cố lại bờ ao, giàn quạt, máy sục khí...để sẵn sàng thả tôm khi mưa bão đi qua.

Thức ăn:

Bổ sung men tiêu hóa, khoáng chất trong khẩu phần thức tôm để giúp giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng, chống chịu các điều kiện thời tiết bất thường.

Khi mưa lạnh, nhiệt độ giảm xuống thấp tôm sẽ hạn chế khả năng bắt mồi nên người nuôi cần điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi, tạo khí độc trong nguồn nước. Nếu nhiệt độ trong ao giảm xuống ở mức từ 18-22oC thì giảm lượng thức ăn khoảng 20-30% so với bình thường.

Phòng bệnh:

 Do những biến đổi thất thường về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp cho các vi sinh vật gây hại cho tôm do đó người nuôi nên thường xuyên quan sát tình trạng tôm bơi lội trong ao nuoi. Nếu phát hiện thấy hiện tượng nổi đầu ở tôm cần xác định nguyên nhân là do đâu, nếu là do thiếu ô xy, cần tăng quạt nước hoặc phun nước, giảm lượng thức ăn, thay một phần nước ao, hoặc cấp thêm nước mới vào ao, tiến hành san thưa để giảm bớt mật độ.

Cuối cùng người nuôi tôm cần theo dõi thường xuyên thông báo diễn biến mực nước lũ trên các con sông và tình hình mưa bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để có biện pháp bảo vệ ao nuôi tôm hiệu quả.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?

Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động

Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì

Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt

Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh

Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh

Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng

Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh

Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành

Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch