Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất bào ngư giống
Chuyên gia mách bảo quy trình sản xuất bào ngư giống đạt kết quả cao
Việc khai thác quá nhiều, tràn lan khiến bào ngư ở môi trường tự nhiên bị sụt giảm rất nhiều kéo theo đó khiến bào ngư giống cũng dần khan hiếm. Do đó, để đảm bảo bào ngư giống cung cấp cho các cơ sở nuôi bào ngư thương phẩm hiện nay một số hộ gia đình đã tiến hành nuôi bào ngư giống và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hướng dẫn cách chọn bào ngư bố mẹ giống
Việc để được bào ngư giống chất lượng, khỏe mạnh việc lựa chọn bào ngư bố mẹ giống là rất quan trọng.
Khi lựa chọn bào ngư bố mẹ giống người nuôi chọn bào ngư mẹ có màu nâu hoặc xanh đậm, thân hình cân đối, khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị dị tật hay nhiễm bệnh, trứng tròn có màng bao xung quanh.
Bào ngư bố nên chọn con to, thân hình cân đối, không bị nhiễm bệnh, không bị dị tật bẩm sinh, tuyến sinh dục phát triển tốt.
Chăm sóc bào ngư bố mẹ giống
Thức ăn nuôi bào ngư bố mẹ giống bao gồm rong câu hoặc rong mơ. Nên nuôi bào ngư bố mẹ trong ống plastic tại các vùng biện có độ mặn mặn > 300/00, nhiệt độ nước 28-300C, độ trong cao. Sau khi tuyển chọn xong đưa bố mẹ vào các ô thuyền/ ống plasic với tỉ lệ 2-3 cái/1 đực.
Hằng này làm vệ sinh thường xuyên khi bào ngư bố mẹ đạt trọng lượng 25-30g, chiều dài vỏ 70-80mm, tuyến sinh dục phát triển tốt thì chuẩn bị tiến hành kích thích đẻ trứng và thụ tinh.
Kích thích bào ngư bố mẹ đẻ trứng, thụ tinh
Tùy theo điều kiện và nhu cầu người nuôi có thể lựa chọn phương pháp kích thích nhiệt khô, kích thích nhiệt nước, kích thích bằng oxy già, kích thích bằng cách kết hợp chiếu tia cực tím với kích thích nhiệt khô và nhiệt nước, kích thích bằng cách thay đổi chu kỳ ánh sáng để kích thích bào ngư bố mẹ đẻ trứng và thụ tinh
+ Phương pháp kích thích nhiệt nước:
Phương pháp này người nuôi hãy nâng nhiệt độ nước lên 4oC trong 4 giờ sau đó hạ nhiệt đột ngột bằng nhiệt độ ban đầu, lặp lại vào lần bào ngư sẽ đẻ
+ Phương pháp kích thích nhiệt khô:
Người nuôi bọc bào ngư trong một lớp gạc thầm nước đặt ngửa trên khay phơi trong 30-60 phút. Tiếp đến cho và bể nước trở lại sẽ kích thích bào ngư sinh sản
+ Phương pháp kích thích bằng cách thay đổi chu kỳ ánh sáng
Người nuôi che tối bể đẻ bằng vải bạt đen vào ban ngày và chiếu sáng bằng đèn neon 40W vào ban đêm trong vòng 27-20 ngày bào ngư sẽ sinh sản
+ Phương pháp kích thích bằng oxy già
Người nuôi hãy bọc bào ngư trong tấm gạc thấm nước, đặt ngửa trên khai men phơi trong 10 phút sau đó cho vào bể nước có chứa H2O2 4 mM trong 30-60 phút, thay nước mới 30 phút sau thì bào ngư sẽ đẻ
+ Phương pháp kích Kích thích bằng cách kết hợp chiếu tia cực tím với kích thích nhiệt khô và nhiệt nước:
Với phương pháp này người nuôi kích thích bằng cách kết hợp chiếu tia cực tím với kích thích nhiệt khô và nhiệt nước: Phơi bào ngư 30-60 phút sau đó cho vào nước có chiếu tia cực tím, nâng nhiệt độ lên 4oC (từ 27 lên 31oC), tiếp đến hạ nhiệt độ đột ngột bằng nhiệt độ ban đầu
Nhưng phương pháp tốt nhất nhiều người chọn lựa nhất chính là phương pháp kích thích bằng cách kết hợp chiếu tia cực tím với kích thích nhiệt khô và nhiệt nước
Để bào ngư bố mẹ đẻ người nuôi sử dụng phương pháp sốc nhiệt kết hợp chiếu tia cực tím 5 phút. Cho bào ngư bố và bào ngư mẹ đẻ riêng để thu trứng và tinh.
Tiếp theo đó dùng lưới phù du thực vật lọc lấy trứng chuyển sang bể ương. Trộn trứng và tinh theo tỷ lệ10/1, mật độ trứng từ 10-15 tế bào/ml, mật độ tinh 5-6.104 tế bào/ml.
+ Khi trứng và tinh gặp nhau sẽ xảy ra sự thụ tinh ngay sau đó, trứng chìm xuống đáy, bắt đầu xảy ra phân bào.
+ Quan sát thấy trứng đã thụ tinh và lắng xuống đáy hãy tiến hành lọc bỏ phần nước phía trên chứa nhiều tinh và các dịch tế bào khác. Thay nước 3-5 lần cho kết quả tốt hơn.
Hướng dẫn nuôi ấu trùng bào ngư giống
Trong quá trình ương nuôi ấu trùng hàng ngày theo dõi quá trình phát triển của phôi. Khi thấy xuất hiện ấu trùng phù du người nuôi cần cung cấp thêm các loài tảo silic, tảo giáp làm thức ăn cho ấu trùng. Ngoài ra cần nuôi tảo khuê (nuôi tảo khuê trong môi trường có bón phân và cường độ chiếu sáng 2.000-3.000 lux thời gian chiếu sáng 8-10 giờ/ngày, sục khí thường xuyên và thay nước 3 ngày/lần, sau 7-10 ngày tảo phát triển mạnh có thể sử dụng để lấy giống)và chuẩn bị vật bám.
Người nuôi tiến hành thay nước 3-5 lần/ngày trong giai đoạn đầu sau thụ tinh Ngừng cấp khí đến khi nở thành ấu trùng Trochophore. Che tối bể ương
Hàng ngày cho máy sục khí nhẹ và thay nước 2 lần. ngày và thay khoảng 2/3 diện tích bể ương và bổ sung thức ăn khi thấy tảo bị lụi.
Chú ý:
Khi bào ngư giống ở giai đoạn ấu trùng hình thành lắp vỏ người nuôi phải giữ môi trường ương thật ổn định, nếu không ấu trùng sẽ không trãi qua được giai đoạn mất nắp vỏ và ấu trùng sẽ chết gây thiệt hại về kinh tế cao.
Khi bào ngư giống được 60 ngày tuổi, dài 7mm có thể thả nuôi ngoài vùng biển tự nhiên, có độ mặn cao 30-320/00.
Suckhoecuocsong.vn/TH