Hãy nhớ 3 giai đoạn nín thở, cách nín thở khi lặn cần biết

05/07/2018 11:40

Nhiều người thắc mắc khi ở dưới nước thì một người nín thở sẽ phải trải qua những giai đoạn nào?

Nhiều người thắc mắc khi ở dưới nước thì một người nín thở sẽ phải trải qua những giai đoạn nào? Cách nín thở ra làm sao thì hãy tìm hiểu bài viết dưới đây ngay nhé.

3 giai đoạn điển hình mà một người nín thở sẽ trải qua:

Giai đoạn thanh thản

Giai đoạn đầu tiên là lúc chúng ta cảm thấy thoải mái nhất, nhẹ nhàng nhất, và nhiều người hoàn toàn không cảm thấy là mình đang nín thở.

Giai đoạn co thắt

Sau một thời gian nín thở, não ra lệnh "hãy thở đi", và chúng ta bắt đầu thấy khó chịu trong lồng ngực, bụng và cơ hoành bắt đầu co thắt. Cảm giác khó chịu và co thắt ngày càng mạnh, kèm theo nhiều cảm giác khác như ớn lạnh, cảm giác quặn bụng như sắp đi cầu, đổ mồ hôi lạnh, v.v.

Tuỳ từng người mà cảm giác và độ co thắt có khác nhau, nhưng cả thảy đều do chúng ta đang chống lại mệnh lệnh của não rằng "hãy thở đi, CO2 nhiều quá rồi!" Thế nên cách đơn giản nhất để thấy dễ chịu hơn là đừng chống lại phản ứng co thắt.

Bạn có thể "chủ động co thắt" hay "hít thở nội bộ" [cơ hoành, cơ bụng, cơ ngực chuyển động như hít vào thở ra] để vừa "đánh lừa não" rằng mình đang hít thở vừa tạo hiệu ứng phụ "trộn khí" trong phổi và "nén khí" đưa O2 vào trong máu. Thông thường thì giai đoạn co thắt này dài tương đương với "Giai đoạn thanh thản" [thấy rõ nhất trong khi nín thở tĩnh - static]. Chỉ có một số ít người rất đặc biệt thì có "Giai đoạn co thắt" ngắn [chỉ hơi co thắt rồi trở lại thanh thản] hoặc thậm chí không có.

Ngoài phản ứng co thắt và các cảm giác khó chịu trong bụng do não thấy dư CO2 ra, ở gần cuối giai đoạn này [nếu có vận động] chúng ta sẽ cảm thấy những cảm giác ở tay chân báo thiếu O2 như lạnh tứ chi, nhức mỏi [acid lactic tích tụ], và nặng hơn là tê tay chân. Lúc đó, máu của chúng ta đang dồn về trung tâm để nuôi tim và não, nên chúng ta phải vận động hết sức nhẹ nhàng và tiết kiệm [rất dễ bị vọp bẻ / chuột rút].

Đối với người tập nín thở thì đây là giai đoạn cực nhọc nhất nhưng chúng ta nên trân trọng nó, vì đó là cái "áo giáp" che chở chúng ta khỏi những nguy hiểm ở giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn mơ màng

Co thắt một hồi thì có vẻ như chúng ta đã "quen" rồi và không thấy nặng nề nữa [mặc dù nhịp độ có thể vẫn tiếp tục tăng]. Thực ra là não chúng ta đang thiếu O2 nên đã giảm phản ứng và làm cho cảm giác bị nhoè đi.

Khi tới đây, các vận động viên nín thở tĩnh [static] bắt đầu phải mở mắt ra để kiểm tra xem khung cảnh trước mắt có còn sắc nét không, lỗ tai còn nghe rõ không, và trong đầu thử làm các phép suy luận đơn giản như cộng trừ nhân chia, nhớ xem mình đang ở đâu, hôm qua đã làm gì, ... để kiểm tra độ tập trung của ý thức.

Qua tập luyện, những vận động viên static có thể kéo dài giai đoạn này ra mười mấy giây, đến cả nửa phút trước khi bị bất tỉnh [họ phải dừng nín thở trước khi bất tỉnh]. Tuy nhiên, khi chúng ta có vận động thì giai đoạn này ngắn hơn nhiều, và đặc biệt là khi chúng ta đang ngoi lên từ dưới sâu.

Khi đó chúng ta sẽ thấy rõ cảm giác "choáng" như khi đang ngồi/nằm lâu rồi đột ngột đứng dậy, kèm theo có thể là khung cảnh nhoè đi, tai nghe không rõ, và mất trí nhớ ngắn hạn. Lúc đó chúng ta chỉ còn cách điểm bất tỉnh vài giây thôi, nên phải dừng ngay việc nín thở [nếu đang dynamic], hoặc giảm ngay cường độ vận động nếu đang trồi lên từ dưới sâu.

Và hơi thở đầu tiên tuyệt đối không được thở ra hết [cùng lắm là nửa phổi thôi], tiếp theo là hít vào và gồng mình nén hơi để ép O2 vào máu, rồi thở ra hết, hít vào sâu, nén hơi,... lặp lại khoảng 3 lần. Thao tác thở kết hợp nén hơi đó được gọi là "thở móc câu" [hook breathing] vì chúng ta không thở suôn tuột mà phải "móc" lại sau mỗi lần hít vào. Để tiện thở móc câu thì nhiều freediver xả bớt khí ra ngay trước khi trồi lên mặt nước để hơi thở đầu tiên là hít vào chứ không phải thở ra.

Nếu sau khi nín thở mà bạn lại ngáp thì cũng đừng bất ngờ, vì đó là phản xạ tự nhiên khi não chúng ta bị thiếu oxy.

Có nhiều freediver quan niệm rằng mình chỉ lặnchơi trong khoảng thời gian ngắn và lặn không sâu nên sẽ chẳng bao giờ gặp những thứ "tai nạn" như bất tỉnh [blackout] hay các phản ứng của phản xạ lặn như máu dồn về trung tâm...

Nếu không hiểu rõ thì cái sai có thể đến từ mọi nẻo và chẳng có quy tắc an toàn nào có thể ngăn chặn được.

Cách nín thở sâu dưới nước

Bước 1: Thở nhiều lần một cách chính xác. Trước khi nín thở dưới nước, hãy dành năm phút để thực hành trên cạn. Thư giãn cơ thể của bạn  cũng như ngồi hoặc đứng ở vị trí nông của một hồ bơi.

Bươc 2: Hít một hơi thật sâu vào miệng và hạ thấp xuống dưới mặt nước. Giữ miệng và mũi của bạn đóng lại khi dưới nước.

Sử dụng ngón tay để giữ mũi của bạn đóng nếu bạn cần.

Giữ thoải mái là rất quan trọng vì có nhiều nguy cơ hít thở dưới nước hơn là trên mặt đất.

Một khi bạn đã đạt đến giới hạn của cơ thể, đẩy mình lên bề mặt để có thể hít thở ngay lập tức.

Trước khi nín thở lại, hãy dành  thêm từ 2 đến 5 phút để thực hiện một vài chu kỳ hơi thở để cơ thể bạn trở lại mức oxy bình thường.

Nếu bạn bắt đầu hoảng loạn bất cứ lúc nào, hãy thư giãn và tiếp xúc. Việc hoảng loạn có thể dẫn đến hít vào dưới nước một cách ngẫu nhiên có thể gây ra đuối nước.

Bước 3: Thêm vào chuyển động một khi bạn cảm thấy thoải mái. Bơi và buộc cơ thể bạn phải tập trung sâu hơn sẽ sử dụng nhiều oxy hơn. Đừng cố gắng phát huy ngay lập tức.

Khi lặn, bạn muốn duy trì sự thoải mái và bình tĩnh càng tốt.

Bơi là hoàn toàn trái ngược. Mạch của bạn sẽ cao và cơ bắp của bạn di chuyển nhanh chóng

Bước 4; Đo lường sự tiến bộ của bạn theo khoảng cách chứ không phải thời gian. Khi bạn bắt đầu đi lâu hơn mà không có hơi thở, tránh sử dụng bộ đếm thời gian hoặc đếm giây vì bạn sẽ phân tâm mình ra ngoài. Thay vào đó, hãy đo khoảng cách bạn có thể bơi qua hồ bơi hoặc bạn có thể đi xa bao nhiêu trước khi cần không khí.

Suckkhoecuocsong.com.vn (Nguồn Tswimming)

Các tin khác

Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

Luật thi đấu cầu mây chính thức

Luật cử tạ chính thức

Luật đấu vật chính thức

Luật thi đấu Boxing chính thức

Luật thi đấu cầu lông

Luật thi đấu bóng rổ chính thức

Luật thi đấu bơi lội

Luật thi đấu bóng chuyền chính thức

Danh sách các môn thể thao nổi tiếng bằng tiếng Anh, tiếng Việt