Gia đình làm ăn khó khăn hãy thử thay đổi trên bàn thờ thần tài sẽ thấy khác biệt ngay
Vị trí đặt bàn thờ thần tài trong nhà hợp phong thủy nhất
Dù cố gắng phát triển như thế nào nhưng kinh tế vẫn gặp khó khăn, gặp nhiều trở ngại. Bạn hãy thử thay đổi vị trí thờ ông thần tài theo vị trí này thì giúp tài lộc gia đình bạn dồi dào. Cùng tham khảo nguyên tắc đặt bàn thờ thần tài và những điều kiêng kị cần tránh khi bài trí bàn thờ Thần Tài.
Thần Tài – Ông Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài, nhưng Mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.
Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Cần phân biệt Ông Địa của Việt Nam và Phật Di Lặc. Phật Di Lặcmang bao bố hay cười tươi, có đồng tử đi theo. Hình ảnh Ông Địa còn khá quen thuộc trong đội múa lân, Ông Địa thường có vai trò cản trở Lân trong việc nhặt tiền thưởng hay quà cúng của gia chủ. Thần Tài thường tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.
Chọn hướng đặt bàn thờ Thần Tài
Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa là phải là vị trí quan sát được hết sự vào ra của khách. Có 2 hướng nên chú ý để chọn khi đặt bàn thờ, một là theo hướng tốt của chủ nhà, hai là theo hướng đón Khí (Lộc) bên ngoài khi vào nhà . Vì vậy khi đặt bàn thơ Thần Tài nên chọn lấy các cung Thiên Lộc, Quý Nhân để có thể thu nhận được nhiều tài lộc cho cửa hàng kinh doanh.
Cách bài trí bàn thờ cúng Thần Tài
Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị. Sau lưng bàn thờ Thần Tài cần phải là vách tường chắc chắn, không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì làm vậy thì tài vận không tụ được.
Trong những trường hợp không thể đặt bàn thờ dựa lưng vào tường do phải chọn hướng thì cần tạo vách để tránh góc nhọn sau lưng bàn thờ và giúp bàn thờ nằm vững chắc. Hai bên, bên trái (nguyên tắc là từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, bên phải là Thổ Địa (thường bàn thờ Thần Tài thờ chung với ông Thổ Địa).
Ngày nay, khoa học thiên văn đã phát hiện ra ngày mồng một và ngày rằm là lúc vị trí tương đối giữa Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng nằm trên một đường thẳng, tạo ra những xung năng lượng bất lợi gây hại cho sức khỏe con người trên trái đất, chứ không phải do ma quỷ nào gây ra cả.
Còn nhiều điều chúng ta chưa thể hiểu hết các hiện tượng của tự nhiên. Hy vọng khi khoa học sinh học phát triển, những điều bí mật của tự nhiên sẽ dần được khàm phá trong cuộc sống của chúng ta.
Theo quan niệm dân gian Thần Tài là vị thần trông coi tiền bạc, tài lộc cho cả gia đình thế nên muốn tài chính ổn định người ta thường “thỉnh” tượng Thần Tài – Ông Địa về thờ trong nhà để cầu mong may mắn đến với các thành viên trong gia đình.
Hầu như mỗi gia đình người Việt đều lập bàn thờ thờ cúng Thần Tài – Ông Địa, tuy nhiên cách đặt như thế nào cho đúng chuẩn thì không phải ai cũng biết.
Không phải ai cũng biết cách bài trí bàn thờ Thần tài đúng cách
Sau đây là những tuyệt kỵ bạn cần tránh khi bài trí bàn thờ Thần Tài
1. Không chùi rửa bộ đồ thờ trước khi thờ cúng.
Nhiều người suy nghĩ đơn giản rằng lư hương, Thần Tài – Ông Địa và bộ ly tách mua ở cửa hàng đã được bọc túi ni lông cẩn thận nên rất sạch sẽ và không hề bị bụi bẩn nên vô tư cho tất cả lên bàn thờ. Đây là một sai lầm nghiêm trọng, bởi bộ đồ thờ khi đặt ở cửa hàng, chợ… cần được “tẩy uế”.
Khi mua về, bạn phải chuẩn bị một thau nước sạch và xắt gừng thành sợi mỏng cho vào thau nước. Tiếp đến, bạn tiến hành lau rửa Thần Tài – Ông Địa và bộ đồ cúng bằng nước ngâm gừng này. Dùng khăn sạch lau ráo nước , lúc này bạn mới được đặt lên bàn thờ để thờ cúng.
2. Lư hương không có gói thất bảo
Gói thất bảo, hay còn gọi là gói vàng bạc châu báu được “thỉnh” ở chùa. Trước khi đổ cát vào lư hương bạn phải cho gói thất bảo này vào đáy lư hương rồi mới đổ cát lên trên che phủ toàn bộ gói thất bảo.
Việc làm này mang ý nghĩa tượng trưng tiền bạc của gia chủ sẽ được Thần Tài giữ giúp mà không lo thất thoát hay mất cắp.
3. Không có bài vị chữ nho bằng gương
Nếu để ý bạn sẽ dễ dàng nhận ra trên bàn thờ Thần Tài luôn có đặt một bài vị chữ nho bằng gương, được đặt phía sau tượng Thần Tài. Nếu thiếu vật này, bàn thờ Thần Tài của bạn không thể linh ứng.
4. Chọn sai hướng đặt bàn thờ
Khi đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, bàn thờ phải được đặt sát đất, nằm ở ví trí có thể quan sát được người ra kẻ vào nhà. Nếu đặt sai cách sẽ gây ra hao hụt tiền bạc, thậm chí tán gia bại sản.
Tốt nhất là đặt ở cung Thiên Lộc, Quý Nhân để gia tăng thêm tài vận và sự may mắn cho gia chủ.
5. Đặt bàn thờ nơi uế tạp
Khi đã chọn được vị trí đặt bàn thờ chuẩn phong thủy, bạn nên lau dọn khu vực xung quanh vị trí đó thật sạch sẽ trước khi “rước Thần Tài” đến nhà.
Phía trên bàn thờ Thần Tài cũng không được để đồ linh tinh mà phải hoàn toàn để trống, thường xuyên lau dọn bàn thờ sạch sẽ.
6. Buổi tối không xoay Ông Cóc vào nhà
Ông Cóc ngậm đồng tiền vàng trong miệng là biểu tượng giúp thu hút tiền tài cho gia chủ, vậy nên ban ngày tượng Ông Cóc sẽ được quay ra ngoài để thu hút vượng khí, đến tối đừng quên quay vào trong để tránh tổn hao tiền của.
7. Tùy tiện thay hũ gạo, muối, nước
Khi đặt Thần Tài – Ông Địa lên bàn thờ phải đặt ông Thần tài bên trái, bên phải là Ông Địa. Khoảng trống ở giữa chính là vị trí đặt 3 hũ gạo, muối, nước và một hũ nước đầy lớn hơn.
Phải đến ngày cuối năm mới được được thay 3 hũ này, trong năm nếu hũ nước vơi đi chỉ việc châm thêm vào. Một lưu ý nữa là không được di chuyển vị trí lư hương khi lau dọn bàn thờ để tránh biến động về kinh tế gia đình.
8. Hóa vàng chân hương thường xuyên
Chân hương ở bàn thờ Thần tài – Ông Địa chỉ được hóa vàng vào ngày 23 tháng chạp cùng giấy tiền vàng mã, khi đưa ông Táo về trời. Sau khi hóa vàng, phải đổ một chút rượu trắng lên đám tro hóa vàng.
Suckhoecuocsong.vn (Nguồn Cungcon)