Đề xuất giảm 50% thuế giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

10/08/2016 14:30

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp mới đây Bộ tài chính đề xuất giảm 50% thuế cho các doanh nghiệp

Vừa qua Bộ Tài chính đã đề xuất giảm 50% thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, chế biến nông sản kể từ 1/1/2017 đến hết 31/12/2020. Đề xuất này được cho là nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp

Dự thảo Nghị quyết này hiện đang được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhphu.vn) để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Theo dự thảo Nghị quyết, Bộ Tài chính đề nghị giảm 50% thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân, đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin; dịch vụ công nghệ cao, quản lý hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản kể từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/12/2020.

Bộ Tài chính đề nghị áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 17% trong thời gian 4 năm, từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/12/2020 đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp khởi nghiệp. Ngoài ra Bộ cũng đề xuất : áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới cung cấp dịch vụ phần mềm được trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/12/2020.

Trước đó, ngày 15/6/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, với mục tiêu đến năm 2020 xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Nghị quyết 35 cũng xác định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là: “Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp”, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng báo cáo trình Chính phủ để trình Quốc hội nghị quyết tháo gỡ khó khăn về thuế cho doanh nghiệp ngay trong năm 2016; xử lý nợ chậm nộp cho doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan; nghiên cứu, đề xuất giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhò và vừa; nghiên cứu, đề xuất để thực hiện bù trừ thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh (bù trừ hai chiều); giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với lao động trong một số lĩnh vực: công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản…

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, đề xuất sửa đổi quy định về các loại thuế, quản lý thuế, hải quan theo hướng liên thông giữa các Bộ, cơ quan liên quan để giảm thủ tục, thời gian và chi phí thực hiện…

Đây quả là một thông tin đáng mừng cho các doanh nghiệp trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.

Tổng hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác

Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững

Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững

Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc

Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn

Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020

Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19

Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức

Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc

Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA

EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi