Đàm phán TPP được chính phủ Nhật công bố chi tiết

21/10/2015 10:39

Chính phủ Nhật vừa công bố chi tiết các thoả thuận dự kiến của nước này khi tham gia TPP.

Ngày 20/10, Chính phủ Nhật vừa công bố chi tiết các thoả thuận dự kiến của nước này khi tham gia TPP. Theo đó, Nhật sẽ gỡ bỏ 95% thuế đối với hơn 9.000 mặt hàng trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do được đánh giá là rộng mở nhất trong lịch sử nước này. Trong đó khoảng 87% trong số 6.500 sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của nước này sẽ được dỡ bỏ thuế ngay lập tức.

 

Tài liệu được báo chí Nhật dẫn lại cho biết Việt Nam sẽ có lộ trình hơn 10 năm để gỡ bỏ hoàn toàn thuế đối với các sản phẩm bia, rượu nhập khẩu từ nước này.Sau khoảng 2 tuần kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

 

Thông tin chi tiết được đăng tải trên chuyên trang của Bộ Ngoại giao Nhật, trong đó, một số nội dung đã được báo chí nước này dẫn lại. Cụ thể, theo Nikkei, Việt Nam sẽ có lộ trình 11 năm để gỡ bỏ hoàn toàn thuế suất 47% đối với bia và 55% với rượu whiskey nhập khẩu từ Nhật. Sau đó một năm, thuế suất (cũng đang ở mức 55%) với các dòng rượu nặng khác cũng sẽ được gỡ bỏ.

 

Nikkei cho rằng việc giảm thuế sẽ giúp Nhật tăng sản lượng bia xuất khẩu sang Việt Nam, hiện có kim ngạch ở mức xấp xỉ 32.000 USD mỗi năm.Trước đó, Japan Times từng tiết lộ việc Việt Nam sẽ gỡ bỏ thuế nhập khẩu với xe máy Nhật (đang ở mức 83-85%) trong vòng 8 năm. Một tờ báo khác là Mainichi cũng cho biết cùng với Mỹ và Canada, Việt Nam sẽ lên lộ trình bỏ thuế nhập khẩu đối với ôtô Nhật trong vòng 10-20 năm.

 

 

Ngoài những mặt hàng trên, theo thông tin vừa được công bố chính thức, phía Nhật cũng sẽ bỏ thuế với nhiều sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu, trong đó có những mặt hàng nhập khẩu, trong đó có những sản phẩm nhạy cảm như gạo, thịt bò, thịt lợn... Việc gỡ bỏ này sẽ ảnh hưởng ngay lập tức (khi TPP có hiệu lực) đến khoảng 51% trong gần 2.330 sản phẩm nông nghiệp của Nhật. Và khi hiệp định có hiệu lực đầy đủ, phạm vi ảnh hưởng sẽ là 81%.

 

Với công nghiệp, Tokyo sẽ bỏ thuế cho tổng cộng 95,3% các sản phẩm nhập khẩu loại này từ các nước thành viên TPP, trong khi ở chiều ngược lại, các đối tác sẽ miễn thuế cho 86,9% các sản phẩm công nghiệp mà Nhật xuất khẩu.

 

Theo tuyên bố của chính quyền Tokyo, New Zealand sẽ giảm thuế ngay lập tức cho 98% số hàng công nghiệp (tính theo giá trị) nhập khẩu từ Nhật Bản. Con số này là 94% đối với thị trường Australia.

 

Mức thuế 2,1% tại thị trường Mỹ đối với mặt hàng máy quay phim Nhật Bản cũng sẽ được dỡ bỏ ngay lập tức. Mỹ là nước nhập khẩu khoảng 1/5 trong tổng kim ngạch xuất khẩu 490 tỷ Yên của ngành sản xuất máy quay phim Nhật Bản, vì vậy nếu hiệp định TPP được thông qua, giá bán lẻ mặt hàng này sẽ giảm tại Mỹ.

 

Đối với ngành nguyên vật liệu, Mỹ đang áp thuế 2,4-6% với nguyên liệu nhôm của Nhật Bản, nhưng mặt hàng này sẽ được miễn thuế ngay lập tức sau khi hiệp định TPP có hiệu lực.

 

Những hàng hóa khác của Nhật Bản được dỡ bỏ thuế quan nhờ hiệp định TPP bao gồm các sản phẩm từ nhựa, sản phẩm nylon và sợi tổng hợp, vật liệu để làm sợi cacbon.

 

Ngoài ra, mức thuế 2,4% của Mỹ đối với dòng xe máy công suất hơn 700cc của Nhật Bản sẽ được loại bỏ 5 năm sau khi hiệp định TPP có hiệu lực. Khoảng 30% các dòng xe phân khối lớn của các tập đoàn sản xuất như Honda Motor, Yamaha Motor được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Do dòng xe phân khối lớn của Nhật Bản đang phổ biến tại thị trường Mỹ, việc giảm thuế có khả năng sẽ thúc đẩy tăng sản lượng tại các nhà máy sản xuất tại Nhật Bản.

 

Bên cạnh đó, Nhật Bản xuất khẩu hơn 960 tỷ Yên các loại máy móc, công cụ đến thị trường Bắc Mỹ mỗi năm và phía Mỹ sẽ dỡ bỏ mức thuế 2,2-2,4% cho những mặt hàng này 5 năm sau khi hiệp định TPP có hiệu lực.

 

Nhiều công ty nhỏ và vừa tại Nhật bản cũng được hưởng lợi từ hiệp định TPP, như ngành sản xuất khăn bông. Mỹ sẽ giảm mức thuế 9,1% hiện nay đối với mặt hàng này 5 năm sau khi thực hiện hiệp định TPP.

 

Trong số các sản phẩm công nghiệp, ngành sản xuất xe ô tô du lịch xuất khẩu sang Mỹ sẽ có thời gian chờ giảm thuế xuống 0% lâu nhất. Mức thuế 2,5% đối với mặt hàng này sẽ được giảm xuống 0% sau 25 năm. Như vậy, nếu xét theo những thông tin mà chính quyền Tokyo công bố, tất cả các sản phầm công nghiệp của Nhật Bản sẽ được miễn thuế khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

 

Trong khi đó, Nhật Bản sẽ miễn thuế cho gần như tất các sản phẩm công nghiệp nhập khẩu vào thị trường này, chỉ trừ những ngành như dệt may, sản phẩm da thuộc và hóa chất. Nhật Bản sẽ miễn thuế cho các sản phẩm da như giày dép, túi xách sau 16 năm thực hiện TPP.

 

"Đây là một thoả thuận cân bằng", Bộ trưởng Kinh tế và Chính sách tài khoá - Akira Amari, người đứng đầu đoàn đàm phán TPP của Nhật nhận định tại họp báo được tổ chức ngày 20/10. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo kinh tế Nhật sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là với hàng hoá nhập khẩu giá rẻ từ các nước đối tác.

Thông tin về TPP:

Sau 5 năm đàm phán, trong đó Việt Nam chính thức tham gia từ tháng 11/2010, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã  trải qua hơn 30 phiên làm việc ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng. Đến ngày 5/10/2015, hiệp định đã hoàn tất quá trình đàm phán, với 12 thành viên là Mỹ, Nhật, Canada, Australia, New Zealand, Chile, Peru, Mexico, Malaysia, Singapore, Brunei và Việt Nam. Hiện các nước đang trong giai đoạn rà soát pháp lý, dịch thuật và xem xét thông qua hiệp định này.

 

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo vnexpress)

Các tin khác

Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững

Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững

Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc

Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn

Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020

Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19

Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức

Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc

Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA

EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi