Chuyên gia mách bảo cách ủ than bùn làm phân bón hữu cơ
Hướng dẫn chi tiết cách ủ than bùn làm phân bón hữu cơ
Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Qua thời gian xác thực vật được tích tụ lại, bị vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong nhiều năm. Với điều kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được chuyển thành than bùn.
Hàm lượng chất vô cơ trong than bùn có tới 18 – 24%, phần còn lại là các chất hữu cơ. Do đó than bùn được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp than bùn được sửu dụng làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất trồng giúp cây phát triển sinh trưởng tốt đạt năng suất cao.
Than bùn có axit humic có vai trò kích thích tăng trưởng của cây, hàm lượng đạm cao hơn phân chuồng gấp 2-7 lần, ở dưới dạng hữu cơ. Nhưng do trong than bùn có hợp chất bitumic rất khó phân giải. Nếu sử dụng than bùn bón trực tiếp cho cây khiến cây trồng chậm phát triển, giảm năng suất cây trồng. Do đó, than bùn muốn dùng làm phân bón phải khử hết bitumic.
Để than bùn đạt hiệu quả nhất bà con nên ủ than bùn với phân chuồng, phân rác, nước giải rồi mới đem bón cho cây trồng. Trong quá trình ủ than bùn làm phân bón hữu cơ các loài vi sinh làm phân huỷ các chất có hại và khoáng hoá các chất hữu cơ tạo thành chất dinh dưỡng cho cây.
Hướng dẫn cách ủ than bùn làm phân bón hữu cơ
Nguyên liệu:
Than bùn (không cần số lượng quá lớn than bùn)
Tận dụng bể chứa, thùng nhựa, khoảng đất trống
Nước, lá cây khô, mùn cưa, giấy báo vụn, đất, miếng bạt nilon, xẻng.
Thực hiện:
Bước 1: Tiến hành trải 1 lớp than bùn dày khoảng 8cm làm lớp cuối cùng cho lớp phân ủ. Tiếp đến trải 1 lớp đất hoặc, ít thực vật (gốc rau, vỏ trái cây, cỏ, lá cây,…) vụn lên trên lớp vừa trải. Tưới nước đủ ẩm cho lớp hỗn hợp vừa trải
Bước 2: Tiếp theo, trộn than bùn với lá cây khô, mùn cưa, giấy báo vụn, nhỏ với nhau. Trộn đều một cách kỹ lưỡng bằng tay hoặc sử dụng xẻng. Sau đó trải đều trên mặt hỗn hợp đã trải ở bước 1.
Bước 3: Bước tiếp rải thêm thêm 1 lớp mỏng than bùn rêu lên bề mặt đã trải, tưới nước đủ ẩm lên trên hỗn hợp vừa trải trên bề mặt đống ủ.
Bước 4: Lấy bạt, áo mưa, mảnh tải để che, đậy kín. Ủ từ 10 - 20 ngày.
Bước 5 - Sau khoảng 20 ngày, mở phân ủ than bùn ra, trộn đều các lớp phân bên trong. Sau đó ủ tiếp từ 60 – 90 ngày nữa là có thể sử dụng bón cho cây trồng
Mách nhỏ:
Khi ủ than bùn làm phân bón hữu cơ không nên để quá khô, hước tưới nước quá ướt làm chậm quá trình phát triển của nấm men.
Khi chọn miếng phủ lên hỗn hợp ủ nên nên sử dụng các chất bao phủ nhưu áo mưa, tải, bạt tối màu
Không nên nén quá chặt các lớp phân ủ sẽ làm hạn chế sự phát triển cuả nấm men, kéo dài thời gian ủ, chất lượng phân không tốt.
Nên để phân ủ ở nơi có nhiệt độ cao khoảng 60 độ C sau khi làm từ 7 -10 ngày để ức chế sự nảy mầm phát triển của cỏ và mầm bệnh.
Sau 7 - 10 ngày có thể di chuyển đống phân ủ than bùn đến nơi có nhiệt độ thấp dần, vị trí ít ánh nắng chiếu trực tiếp, nơi thoáng đãng.
Suckhoecuocsong.vn