Chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật giúp bơi sải đường dài không mệt, đuối sức

28/07/2018 15:23

Những kỹ thuật bơi sải đường dài được các huấn luyện viên chia sẻ giúp không bị mệt, đuối sức.

Phải làm sao để bơi sải đường dài mà không bị đuối sức, bị mệt mà nhiều người khi bơi đều thắc mắc. Dưới đây là những kỹ thuật bơi sải đường dài được các huấn luyện viên chia sẻ giúp không bị mệt, đuối sức.

Bơi sải là gì?

Bơi sải được biết đến là một trong bốn kiểu bơi có tốc độ nhanh nhất, khi thi đấu bơi tự do các vận động viên đều dùng kiểu bơi sải để thi đấu giành thành tích. Bơi sải còn có tên gọi khác là bơi tự do.

Vận động viên nằm sấp ngang trên mặt nước. Hai chân thay nhau đập nước lên xuống, hai tay luân phiên quạt nước, làm cho cơ thể trườn đi trong nước nên trong chuyên môn gọi là bơi trườn.

Kỹ thuật giúp bơi sải đường dài

Giữ người nổi ngang với mặt nước trong bơi sải

Khi học bơi sải người học bơi cần nhìn thẳng mặt với đáy, đồng thời giữ mắt vuông góc với đáy.

Việc giữ mắt vuông góc với đáy bể giúp đảm bảo thân sau luôn ở mức ngang bằng so với mặt nước, đồng thời giúp người học bơi có được tâm lý thoải mái, tự tin khi tập luyện.

Động tác quạt tay dưới nước trong bơi sải:

Việc thực hiện đúng động tác này rất quan trọng trong bơi sải đường dài. Bởi nếu như quạt tay đúng nếu bị chuột rút người học bơi vẫn có thể tiếp tục bơi vào bờ.

Kỹ thuật quạt tay đúng nhất khi các ngón tay phải chụm lại giống như 2 mũi tên lao đi, và đâm xé gió xuống mặt nước. Ngoài ra cùi chỏ phải cao hơn so với mặt nước để hạn chế việc mất sức khi co tay quạt; đồng thời tránh việc phần thân trước có thể bị chìm sâu dưới nước.

Khi bắt đầu ôm nước bạn cần phải dùng lực để ôm nước vào nước sau đó dồn lực thật mạnh để đẩy tay duỗi thẳng về sau. Khi kết thúc quá trình đẩy nước, bạn cần thả lỏng người, kể cả khi tay của bạn đang trong quá trình phục hồi. Đây là giai đoạn để bạn thả lỏng và nghỉ giữa các nhịp.

Với cổ tay, người học bơi sải cần tiến hành hơi co cổ tay trước khi bắt đầu đè nước. Động tác co cổ tay sẽ khiến việc bắt nước dễ dàng hơn.

Lưu ý:

Thực hiện kéo tay đến khi chạm đùi khi kéo tay ra phía sau để có thể phát huy hết lực, và cho cơ thể thời gian lướt đi trong nước.

Nếu lỡ chỉ kéo tay nửa chừng đã đưa lên khỏi mặt nước, cần tiến hành quạt tay liên tục như mái chèo.

Tiến hành xoay thân người cùng nghiêng sang phía quạt khi xoay người quạt tay.

Nhịp chân khi bơi sải

Nếu như bạn muốn bơi sải không mệt thì việc điều chỉnh nhịp chân là điều cần thiết. Cũng giống như kỹ thuật tay sải, bạn cũng cần có giai đoạn nghỉ ngơi để thả lỏng, như vậy bạn mới có thể bơi được lâu. Nhịp chân thích hợp cho bạn đó là 1 nhịp mạnh và 2 nhịp nhẹ luân phiên.  không nên đạp quá mạnh, quá nhiều vì sẽ khiến cơ thể nhanh bị đuối và dễ bị chuột rút. Thay vào đó người học bơi nên đạp chân vừa phải đủ để cơ thể bơi đi không quá chậm mà cũng không quá nhanh, chủ yếu là sức bền.Thở đúng kỹ thuật trong bơi sải

Thực hiện hít thật nhiều không khí bằng miệng lúc ngoi đầu lên; sau đó thở mạnh bằng mũi khi chìm trong nước. Cần thực hiện hít – thở theo đúng nhịp để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ oxy khi bơi sải.

Bên cạnh đó, tuyệt đối không thực hiện thở bằng miệng vì sẽ khiến cơ thể bị sặc nước khiến việc học bơi sải gặp khó khăn.

Thực hiện ngoi đầu lên đúng cách trong bơi sải

 Cách tốt nhất là người học bơi nên thực hiện ngoi đầu về bên tay thuận.

Đó là lý do vì sao đa người học bơi sải thường ngoi đầu bên phải. Cách ngoi đầu lên là: khi tay trái chìm dưới nước, nghiêng người sang bên phải một góc khoảng 45 độ so với mặt nước. Lưu ý, nên nghiêng cả người và đầu để cơ thể được đồng nhất và hạn chế được tối đa lực cản của nước.

Đạp chân đúng kỹ thuật trong bơi sải

Phối hợp các động tác tay, chân, thở dưới nước đúng kỹ thuật trong bơi sải

Để thực hiện phối hợp các động tác dưới nước một cách thành thạo, thuần thục người học bơi sải cần tập luyện từng động tác trên cạn một cách chuẩn xác.

Vì khi ở dưới môi trường nước, lực cản của nước cộng thêm các sự cố có thể gặp phải sẽ khiến cơ thể khó tập như ở trên cạn.

Một số lưu ý về cách kết hợp các động tác dưới nước là:

Tay trái sắp vào nước, tay phải kết thúc quạt nước, chân phải bắt đầu hất từ dưới lên, chân trái tiếp tục đưa xuống.

Tay trái vào nước, tay phải bắt đầu cung khỏi mặt nước, chân trái đưa xuống, chân phải hất mạnh lên.

Tay trái bắt đầu quạt nước, tay phải bắt đầu vung trên không, chân phải bắt đầu đưa xuống, chân trái bắt đầu hết lên.

Khi các VĐV khi bơi, bạn cảm giác động tác rất nhẹ nhàng thế nhưng độ lướt của họ lại đi rất xa dù chỉ quạt có 1 nhịp tay. Đó là do họ sử dụng lực đúng lúc, phối hợp tay chân và nghỉ ngơi giữa các nhịp bơi. Các vận động viên có thể họ lướt dài cả mét thì những bạn nghiệp dư chỉ được từ 30cm. Những người có lực và kỹ thuật tốt cũng chỉ tối đa được 70cm là cùng vì họ đã không biết tận dụng cả lực nước.

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác

Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

Luật thi đấu cầu mây chính thức

Luật cử tạ chính thức

Luật đấu vật chính thức

Luật thi đấu Boxing chính thức

Luật thi đấu cầu lông

Luật thi đấu bóng rổ chính thức

Luật thi đấu bơi lội

Luật thi đấu bóng chuyền chính thức

Danh sách các môn thể thao nổi tiếng bằng tiếng Anh, tiếng Việt