Chiều thu se lạnh ấm áp tiếng cười của bệnh nhân xóm thận Lê Thanh Nghị

01/10/2018 10:49

Chương trình từ thiện Qũy Điều Ước Nhỏ dành tặng món quà nhỏ cho các bệnh nhân xóm thận Lê Thanh Nghị

Hà Nội đã vào thu, không còn những đợt nắng nóng cháy da, cháy thịt...Tiết trời mát mẻ khiến mỗi người đều cảm thấy dễ chịu hơn, hiền hòa hơn. Đối với người Việt Nam, mùa trung thu tháng 8 (Âm lịch) được gọi là Tết đoàn viên của các gia đình. Đây là dịp để các thành viên ngồi lại bên nhau nhâm nhi chén nước trà và một vài miếng bánh trung thu chờ đón trăng rằm. Sự thu thái, nhẹ nhàng của người lớn sau những chuỗi ngày vất vả, mệt nhọc cùng với sự hân hoan của lũ trẻ đêm trăng gợi nhớ nhiều ký ức tuổi thơ êm ái, hạnh phúc của bao người.

Không giống những năm thường niên khác, mùa trung thu 2018 của bệnh nhân xóm thận Lê Thanh Nghị diễn ra muộn hơn một tuần bởi sự lỗi hẹn của chúng tôi với những chiếc bánh trung thu tự nướng cho các bệnh nhân. Nhân lực mỏng, kinh nghiệm còn hạn chế nên hơn 120 chiếc bánh đã làm khó cho các tình nguyện viên. Nhưng rồi mọi việc công tác tổ chức cũng đã được hoàn thành.

Bà con tập trung để nhận quà

(01 gói bánh Belgie + 01 hộp sữa Ông Thọ + 01 bánh mì baguette công nghệ Pháp)

121 bệnh nhân xóm thận Lê Thanh Nghị, người mới, người cũ ở những miền quê khác nhau nhưng đều là người “một nhà” bởi họ cùng tụ về đây vì mắc một căn bệnh nguy hiểm – suy thận phải lọc máu hàng tuần để duy trì sự sống.

Song hành cùng người bệnh trong suốt 6 năm qua, những thành viên của Quỹ Điều Ước Nhỏ thấu hiểu những khó khăn, vất vả, vừa mưu sinh, vừa chữa bệnh của những bệnh nhân thận.

Sức khỏe không có, bệnh chồng bệnh như trường hợp của Anh Nguyên sinh năm 1973 đã chạy thận suốt 16 năm qua. Từ cao hơn 1m60 giờ anh chỉ cao 1m45. Chân tay co quắp, xương giòn phải hai tay hai nạng, lưng còng xuống. Căn bệnh thận của anh kéo theo u tuyến giáp, mổ nhiều lần, canxi hấp thụ rất kém. Gặp chúng tôi anh vừa nói vừa thở. Tặng anh thêm chiếc một bánh mì mà bị anh từ chối với câu nói nghe đến buốt lòng: “Anh đang thở còn chưa xong nên không ăn được”. Mang bánh đi tiếp mà chúng tôi chỉ biết thở dài.

Trường hợp của em Dương Thị Lan, 24 tuổi, quê Bắc Giang, chạy thận được 2 năm, mới vào xóm được 2 tháng (mới vì có nhiều người ở đây đã hơn 10 năm rồi). Em mang thai đứa con đầu lòng, rồi em bị bệnh thận cháu bé đã mất ngay trong bụng mẹ. Mất con, mất chồng, mang bệnh, yếu không kiếm được tiền sinh sống. Đối với một người phụ nữ như vậy thì cuộc đời này còn ý nghĩa gì đâu. Tinh thần suy sụp, em gầy đi hơn chục cân, trông em như bộ xương di động, không còn sức sống. May mà về đây khi thấy cũng có quá nhiều hoàn cảnh như mình. Nhiều người động viên, Lan ngày xưa dường như đã trở lại kiên cường hơn, nghị lực hơn với một nụ cười thân thiện hơn.

Người bệnh ở đây, người nào khỏe thì có thể làm thuê các công việc nhẹ nhàng, đơn giản,thu nhập thấp như đánh giầy, rửa bát thuê, bán nước rong...Tuy nhiên ngay cả những công việc này cũng là một sự gắng sức vô cùng vì gánh nặng tiền bạc. Một loạt các chi phí như thuê nhà, ăn, điện, nước, thuốc điều trị, ...kiến họ phải tiếp tục “bò” dù đã rất mỏi.

Cuộc sống muôn vàn khó khăn của bệnh nhân thận

Xa gia đình, người thân, những người bệnh “lặng lẽ” đến với nhau để cùng đấu tranh với tật bệnh, ngày đêm dành giật sự sống cho chính bản thân. Trong đó có rất nhiều người chỉ khi về với “đất mẹ” mới được trở lại nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Sau 6 năm gắn bó với Xóm thận Lê Thanh Nghị, điểm khác biệt mà những người làm thiện nguyện nhận thấy là bệnh nhân thế hệ 8x đã trưởng thành, tiếp thu, vận dụng những kiến thức mới trong thời kỳ công nghiệp 4.0 để vừa chữa bệnh, vừa mưu sinh đảm bảo cuộc sống.

Cậu bé này ngơ ngác không hiểu vì sao chị 29 tuổi rồi mà bé như học sinh lớp 4

Em Tô Thị Hiền sinh năm 1989 chia sẻ “Bán hàng mỹ phẩm online mang lại thu nhập từ 1 đến 1,5 triệu/tháng. Em rất vui vì vừa bán được hàng lại không phải vất vả đi bán nước như mọi khi. Nguồn mỹ phẩm đảm bảo chất lượng do một người hảo tâm giúp đỡ. Trong xóm, một số nam thanh niên cũng chạy grab bike để lấy chi phí điều trị...”

Chương trình tháng 9 đã khép lại, những nụ cười ấm áp của người bệnh trong cái se se lạnh chiều thu là phần thưởng lớn lao, góp phần tiếp lửa cho chúng tôi trên con đường thiện nguyện này.

Hai bạn trẻ tài trợ toàn bộ bánh mì đến với chúng tôi vào 12h đêm ngày hôm trước 

Hai bạn học sinh lớp 7 và lớp 4 cũng giúp các chị các mẹ chuẩn bị đồ cho các bệnh nhân 

Những chiếc giỏ xe đong đầy tình cảm của cộng đồng

Chúng tôi mong lắm có càng nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ càng tốt, cuộc sống của người bệnh sẽ đỡ vất vả, chật vật hơn. Đôi khi chỉ là một xuất cơm trưa, một bát cháo đảm bảo dinh dưỡng, thậm chí một chiếc bánh mì nhỏ.. cũng đỡ cho họ một bữa không phải lo. Chẳng cần lớn lao gì, với những người đã bao năm đồng hành cũng các chương trình lớn, nhỏ hay chỉ mới đến với chúng tôi đêm qua cũng cùng quan điểm là HÃY CỨ CHO ĐI và đơn giản chỉ là như thế.

Xin trân trọng cảm ơn các anh chị và các bạn đã tin tưởng trao cho chúng tôi trọng trách này. 

ĐHA

Các tin khác

Chương trình trao đi là còn mãi số 17 tại xóm thận Lê Thanh Nghị

Kế hoạch chương trình từ thiện: Trao đi là còn mãi số 17

Chương trình trao đi là còn mãi số 16: 'Sắc màu tuổi thơ'

Kế hoạch chương trình từ thiện: Trao đi là còn mãi số 16

Chương trình Trao đi là còn mãi số 15: Xuất cơm yêu thương đầu xuân Giáp Thìn - niềm vui con trẻ

Kế hoạch chương trình từ thiện: Trao đi là còn mãi số 15

Chương trình Trao đi là còn mãi số 14: ‘Xuân ấm áp - Tết Giáp Thìn an lành’

Kế hoạch chương trình: 'Chào xuân Giáp Thìn 2024': Trao đi là còn mãi số 14 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Quà tặng cho các bệnh nhi tại đơn vị Ung bướu Bệnh viện Mắt Trung ương, chương trình trao đi là còn mãi số 13

Lịch chính thức chương trình từ thiện tháng 11: Trao đi là còn mãi số 13