Chế phẩm tăng năng suất có gây độc đến cây trồng và người tiêu dùng không?
Dùng các chế phẩm tăng năng suất có gây độc cây trồng và cho con người?
Chế phẩm tăng năng suất cây trồng cũng là phân bón lá. Chế phẩm tăng năng suất cây trồng này không chỉ giúp cho cây trồng phát triển bình thường mà chúng còn giúp cho cây trồng một lượng chất điều hòa sinh trưởng, đa lượng và vi lượng cân đối nhằm đảm bảo chất lượng của nông sản.
+ Nếu các chế phẩm chỉ có các chất điều hòa sinh trưởng, vitamin thì gọi là chế phẩm kích tích sinh trưởng.
+Nếu các chế phẩm chỉ có đa lượng, vi lượng,… không có các chất điều hòa sinh trưởng thì gọi là chế phẩm đa vi lượng.
Các loại chế phẩm này thường được sản xuất riêng cho từng loại cây trồng, cho từng giai đoạn phát triển của cây trồng.
Dùng các chế phẩm tăng năng suất có gây độc cây trồng và cho con người?
Về nguyên tắc sản xuất các chế phẩm tăng năng suất cây trồng hoàn toàn không độc đối với người và cây trồng. Bởi những chất đưa vào cây là những chất đã có sẵn trong cây song ở nồng độ thấp, chưa đáp ứng cho cây phát triển tốt.
Đối với các đơn vị sản xuất chế phẩm cần nghiêm cấm không được sử dụng các chất đã được xác định là chất độc cho cây và cho người dưới bất kỳ mục đích gì.
Ví dụ:
+ Nghiêm cấm dùng 2,4D trong chế phẩm đậu quả để nhúng chùm hoa
+Không được dùng quá liều chỉ định khiến cây bị bội thực
+ Nếu 1 gói chế phẩm tăng 15% năng suất thì phun 2 gói cùng 1 lúc cây trồng sẽ bị bội thực gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triên của cây trồng.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng các chế phẩm khi phun cho cây trồng
+ Thời gian phun các chế phẩm tốt nhất từ 9-10 sáng hoặc từ 2-3 giờ chiều về mùa đông và 7-8 giờ sáng hoặc 5-6 giờ chiều vào mùa hè.
+Tránh phun các chế phẩm trước và sau khi mưa do các chế phẩm này được cây trồng hấp thụ qua lá và thân cây
+ Nếu phun sau khi trời mưa thì chế phẩm bị rửa trôi, hiệu ứng kém hoặc không có hiệu ứng nên phun lại các chế phẩm
+ Tránh phun các chế phẩm này lúc trời nắng to, nhiệt độ cao vì nắng to sẽ làm cho lượng nước của chế phẩm bay hơi nhanh và tỷ lệ lỗ khí khổng của lá bị đóng cao làm giảm khả năng hấp thụ của các chế phẩm
+ Nếu dùng bình bơm máy để phun bà con nên tránh điều chỉnh ga bình phun mạnh ảnh hưởng cơ học lên cây
+ Nếu cây trồng phát triển kém có thể phun chế phẩm nhiều lần, mỗi lần phun cách nhau từ 10-15 ngày.
+ Có thể pha chế các chế phẩm cùng với các thuốc trừ sâu bệnh để tiết kiệm công phun khi phát hiện có sâu bệnh. Vì có thể vừa diệt trừ các sâu bệnh hại cho cây trồng mà vừa có thể kích thích tăng năng suất.
Lưu ý:
- Các chế phẩm và thuốc trừ sâu bệnh hại chỉ pha lẫn vào nhau ở nồng độ loãng.
- Ruộng gặp sâu bệnh không có khả năng cứu chữa thì không nên dùng các chế phẩm vì sẽ làm tốn chi phí mà không mang lại hiệu quả
- Ruộng thiếu nước, bị hạn hán nặng