Châu Âu đang lo ngại Trung Quốc?

28/10/2016 08:29

Châu Âu bắt đầu lo lắng trước sự bành trướng của người Trung Quốc khi mà họ vô phương đáp trả lại tại thị trường đối thủ.

Quyết định hoãn hàng loạt các vụ sáp nhập của Đức cũng như EU cho thấy các nhà lãnh đạo Châu Âu bắt đầu lo lắng trước sự bành trướng của người Trung Quốc khi mà họ vô phương đáp trả lại tại thị trường đối thủ.

Mới đây, Đức đã không thông qua việc mua lại hãng sản xuất chip Aixtron của tập đoàn Fijian Grand Chip với giá 670 triệu Euro. Đây là động thái mới nhất của Liên minh Châu Âu (EU), cùng với vụ hoãn mua lại Syngenta của ChemChina với giá 44 tỷ USD, nhằm gây áp lực với chính quyền Bắc Kinh trong việc mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn đặt giới hạn cho các nhà đầu tư nước ngoài, từ pháp luật, quyền sở hữu trí tuệ cho đến những quy định bất thành văn. Trong khi đó, cường quốc Châu Á này lại càng ngày càng chi mạnh tay để mua các công ty Châu Âu.

Không riêng gì các tập đoàn lớn, những công ty nhỏ tại EU cũng là mục tiêu của các doanh nghiệp Trung Quốc. Trong khi tập đoàn Dalian Wanda đang tích cực mua sắm tại Hollywood thì tập đoàn HNA của Trung Quốc đã đấu thầu 6,5 tỷ USD để mua lại 25% cổ phần của chuỗi khách sạn Hilton.

Quyết định hoãn hàng loạt các vụ sáp nhập của Đức cũng như EU cho thấy các nhà lãnh đạo Châu Âu bắt đầu lo lắng trước sự “xâm lăng” của Trung Quốc khi họ không thể đánh trả lại trên sân khách.

Kể từ khi mở cửa thị trường và gia nhập WTO, Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng và với đà tăng trưởng hiện nay, chính quyền Bắc Kinh không muốn mãi phụ thuộc vào các ngành công nghiệp nhẹ hoặc thiếu kỹ năng. Đây là lý do hàng loạt các doanh nghiệp nước này tăng cường các vụ M&A thời gian gần đây.

Ngược lại, Trung Quốc vẫn giới hạn rất nhiều, thậm chí chèn ép các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh đển thị trường nội địa. Mới đây hãng China Oceawide đã được thông qua việc mua công ty bảo hiểm Genworth Financial của Mỹ với giá 2,7 tỷ USD, nhưng thị phần của các hãng bảo hiểm nước ngoài hiện nay tại Trung Quốc lại rất nhỏ.

Tất nhiên rất có thể Trung Quốc sẽ lại sa lầy vào trường hợp Nhật Bản cuối thập niên 80 khi nhiều công ty Nhật tăng cường mua các tài sản tại nước ngoài do đồng Yên yếu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật này lại trả giá quá cao cho các công ty họ mua lại mà không biết vận hành chúng sao cho hiệu quả nhất. Hậu quả là các doanh nghiệp này lâm vào rắc rối. Liệu cường quốc lớn nhất châu Á bây giờ có đi vào vết xe đổ đó?

Tổng hợp

Các tin khác

Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững

Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững

Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc

Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn

Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020

Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19

Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức

Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc

Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA

EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi