Chăm sóc da nhiễm corticoid chuẩn giúp da hồi phục nhanh
Cách nhận biết sản phẩm mỹ phẩm chứa corticoid, cách chăm sóc da nhiễm corticoid chuẩn
Chăm sóc da nhiễm corticoid chuẩn giúp da hồi phục nhanh
Da bị tổn thương do bị tích tụ bởi corticoid từ các sản phẩm mỹ phẩm, kem trộn, kem làm trắng da có chứa corticoid. Khi da bị nhiễm corticoid khiến làn da trở nên mỏng, yếu, nổi mụn, kích ứng, xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti trên da,... Vậy nên chăm sóc da nhiễm corticoid như thế nào giúp da hồi phục nhanh, hạn chế những tổn thương trên da?
Khi sử dụng các sản phẩm kem trộn, kem làm trắng da, mỹ phẩm có chứa corticoid trong thời gian dài sẽ khiến mức độ tổn thương da trên mỗi người khác nhau. Nếu các sản phẩm mỹ phẩm có chứa nồng độ cortioid càng cao, sử dụng trong thời gian dài sẽ càng xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm trên da, thậm chí ảnh hưởng đến thẩm mỹ của da, khả năng phục hồi làn da như ban đầu là rất thấp.
Cách nhận biết sản phẩm mỹ phẩm chứa corticoid
Mặc dù corticoid nguy hiểm cho làn da, sức khỏe nhưng vẫn được nhiều người sử dụng trong mỹ phẩm. Bởi khi sử dụng các sản phẩm chứa corticoid giúp cho các tình trạng mụn viêm, mủ biến mất nhanh chóng, trắng da nhanh sau một thời gian ngắn sử dụng, da căng bóng mịn màng, tác dụng nhanh, chi phí thấp,... Nhưng để làm thế nào để nhận biết sản phẩm mỹ phẩm chứa corticoid chúng ta có thể dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu điển hình như:
+ Bao bì, kết cấu của sản phẩm chứa corticoid thường đặc, màu vàng, mùi hắc, in ấn sơ sài, chữ ko đều, dễ tróc khi cạy, không có thành phần hoạt chất cụ thể,...
+ Sau một thời gian ngắn sử dụng các mỹ phẩm có chứa corticoid làn da trắng mịn nhanh chóng, mụn trứng cá, dị ứng da giảm nhanh
+ Càng dùng làn da càng mỏng, các mao mạch lỗ rõ kèm theo các biến chứng nguy hiểm sau đó
+ Sau khi ngưng sử dụng làn da xuất hiện tình trạng ban đỏ, có cảm giác ngứa châm chích, đau nóng bừng mặt, bùng phát mụn trứng cá, mụn bọc, mụn viêm trên da. Tùy theo cơ địa của mỗi người các triệu chứng này sẽ biểu hiện khác nhau.
Làn da bị nhiễm corticoid có điều trị khỏi được không?
Theo các chuyên gia da liễu cho biết, có thể phục hồi, thải độc da bị nhiễm corticoid ở mức độ nhẹ đến trung bình. Với cấp độ 5 thì khả năng phục hồi da trở lại như ban đầu là rất khó, tồn nhiều thời gian, chi phí điều trị, kết quả điều trị không đạt như kỳ vọng của nhiều người. Thậm chí có những người gặp tình trạng khó chịu trên da trong thời gian dài do làn da bị tổn thương quá nặng nề.
Trường hợp da nhiễm corticoid thể nhẹ:
Mức độ nhẹ chúng ta ngưng sử dụng các sản phẩm chứa corticoid đang sử dụng.
+ Ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng dùng mỹ phẩm chứa corticoid mà bạn dùng trước đó
+ Lên phác đồ điều trị phù hợp với làn da có thể sử dụng thuốc điều trị da nhiễm corticoid nhẹ hoặc sử dụng sản phẩm có khả năng phục hồi hàng rào bảo vệ da
+ Lựa chọn các loại sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ pH trung tính từ 4.5 – 5.5, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt có tính tẩy mạnh khiến da bị căng, đau rát, bong tróc
+ Vệ sinh da đúng cách bằng cách nên sử dụng nước mát, không sử dụng nước lạnh, nước quá nóng gây kích ứng cho da mặt
+ Thải độc cho da nhiễm corticoid bằng nước ép rau diếp cá, chanh, lá tía tô, lá trà xanh, sữa chua, tinh bột nghệ,.
+ Những lưu ý trong sinh hoạt, ăn uống để tránh tình trạng diễn tiến nặng.
Trường hợp da nhiễm corticoid mức độ nặng:
Để phục hồi làn da nhiễm corticoid là cả một quá trình dài, cần phải kiên trì, tuân thủ theo phác đồ điều trị.
+ Tùy thuộc mức độ làn da bị nhiễm corticoid bác sĩ sẽ khuyên ngưng sử dụng hoặc ngưng sử dụng dần dần. Nếu da nhiễm corticoid mức độ nặng cần phải giảm tần suất sử dụng sản phẩm cho đến khi ngưng hẳn. Bởi nếu ngưng sử dụng sẽ khiến da phản ứng lại bằng các cơn bùng phát mụn trứng cá, mụn nước
+ Điều trị các vấn đề đi kèm như nhiễm trùng, nấm, vi khuẩn nếu có. Điều này sẽ giúp chúng ta giảm được tình trạng viêm, sưng đỏ, tiêu sưng, phục hồi độ dày của da bằng thuốc kê toa
+ Có thể áp dụng phương pháp phục hồi da theo công nghệ cao như lăn kim, peel da, tế bào gốc tự thân, điện di dưỡng chất phục hồi da,.... kích thích quá trình lành thương, chức năng tự phục hồi của cơ thể
Hướng dẫn chăm sóc da nhiễm corticoid chuẩn
Bên cạnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ da liễu, để giúp làn da nhanh chóng hồi phục việc chăm sóc tại nhà vô cùng quan trọng.
Làm sạch da dịu nhẹ
Vệ sinh, làm sạch da bằng nước muối sinh lý, nên sử dụng ngày 2 lần sáng/tối để làm sạch da. Nếu làn da bị nhiễm corticoid cấp độ 1 chúng ta nên sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ phù hợp cho da nhạy cảm được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn
Sử dụng kem phục hồi, dưỡng ẩm
Làn da bị nhiễm corticoid rất nhạy cảm, dễ bị khô, thiếu nước, bong tróc vảy do đó để phục hồi da chúng ta nên sử dụng kem phục hồi, dưỡng ẩm. Khi lựa chọn kem phục hồi, dưỡng ẩm cho da bị nhiễm corticoid nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu, lựa chọn những sản phẩm có chứa vitamin E, HA lành tính, không chọn các sản phẩm có chứa silicon gây tắc nghẽn cơ học khiến da nổi mụn trứng cá
Sử dụng thuốc điều trị theo toa của các bác sĩ có chuyên môn
Hãy kiên trì sử dụng thuốc đúng theo toa đã được bác sĩ chuyên khoa đưa ra, không nên tự ý sử dụng những loại thuốc khác khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ tránh tình trạng da tiến triển nặng hơn, thời gian phục hồi lâu hơn
Thoa kem chống nắng bảo vệ da
Làn da khi bị nhiễm corticoid rất dễ bị kích ứng dưới tác động của môi trường, nắng, khói bụi, nhiệt độ, hóa chất, môi trường ô nhiễm, các thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính, các thiết bị điện tử khác... do đó cần che chắn cẩn thận khi ra đường.
Khi đi dưới trời nắng, cần dùng khẩu trang, kính râm, ô để hạn chế sự tiếp xúc của da với ánh nắng mặt trời giúp quá trình hồi phục da nhanh hơn.
Đồng thời, tuyệt đối không không đi tắm hồ bơi, tắm biển nhằm tránh tiếp xúc với lượng lớn ánh nắng mặt trời, nồng độ cao các chất tẩy trùng trong hồ bơi, Clo, nồng độ muối cao của nước biển, không rửa mặt bằng nước nóng, xông hơi da mặt, massage da mặt khi phục hồi da bị nhiễm corticoid
Thiết lập chế độ ăn uống khoa học
Thiết lập độ dinh dưỡng khoa học như bổ sung các loại quả mọng nho, dâu tây, lựu, việt quất, mâm xôi. Bổ sung các loại rau củ quả như cà rốt, súp lơ trắng, bắp cải, ớt chuông, bông cải xanh, rau mầm, khoai lang, khoai tây, rau diếp cá, cải xoăn, rau bina, mù tạt xanh, …
Những loại củ quả này giúp bổ sung đủ lượng carbohydrate lành mạnh, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Không ăn các loại thức ăn thức uống quá mặn bởi những thức ăn này có thể khiến cơ thể mất nước, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của làn da bị nhiễm corticoid
Ngủ đủ giấc
Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, một giấc ngủ sâu giúp cơ thể được thả lỏng, các cơ quan được nghỉ ngơi và quá trình phục hồi sau thải độc da nhiễm corticoid được diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn
Uống đủ nước
Nước chiếm phần lớn tỷ lệ trong cơ thể và giúp các cơ quan hoạt động một cách hiệu quả. Ngoài ra, thiếu nước không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn khiến làn da bạn luôn nhăn nheo, thiếu sức sống. Uống nước là phương pháp thải độc cơ thể tự nhiên và hiệu quả nhất. Uống đủ nước cũng là phương pháp giúp làn da bạn của bạn đang bị nhiễm corticoid không bị khô và căng mọng, làn da được phục hồi nhanh hơn
Chọn sản phẩm dưỡng da phù hợp
Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ, các sản phẩm chăm sóc da phải đảm bảo các yếu tố như: không chứa hương liệu, paraben, không sử dụng các chất làm se khít lỗ chân lông hoặc toner bởi thời điểm này làn da đang còn yếu, không nên tác động nhiều
Hạn chế trang điểm
Khi da bị nhiễm corticoid hãy hạn chế trang điểm, để tránh tình trạng gây bít tắc lỗ chân lông, khiến mụn ngày càng viêm hơn, tình trạng da lâu hồi phục hơn
Do đó trong quá trình sử dụng các mỹ phẩm nếu thấy da có những dấu hiệu của việc nhiễm corticoid hãy ngưng sử dụng sản phẩm đó, đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời tránh da bị nhiễm corticoid diễn biến nặng, tiết kiệm thời gian điều trị, chi phí điều trị
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Thải độc da nhiễm corticoid thể nhẹ: những lưu ý quan trọng cần nhớ
Lợi bất cập hại khi lạm dụng thuốc chứa corticoid bôi ngoài da
Hậu quả của việc bôi corticoid kéo dài
Bật mí cách thải độc da nhiễm corticoid thể nhẹ tại nhà, cực hiệu quả
Bệnh Zona: biến chứng, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Suckhoecuocsong.vn