Chăm sóc da đúng cách khi chuyển mùa

30/11/2016 09:20

Mỗi độ giao mùa là một lần làn da của bạn phải hứng chịu nhiều thay đổi đột ngột về thời tiết.

Lúc giao mùa, độ ẩm và nhiệt độ thất thường khiến làn da chịu nhiều thay đổi khác nhau làm xuất hiện một số bất lợi cho da, thậm chí dẫn đến biến chứng trầm trọng hơn.

Một số vấn đề về da thường gặp khi giao mùa

Khi thời tiết từ mùa xuân ấm áp chuyển sang mùa hạ nóng bức sẽ làm cho da tăng chất nhờn, là điều kiện phát sinh mụn trứng cá. Bên cạnh đó, nhiệt độ mùa hè và những tác động từ tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời chính là thủ phạm thúc đẩy nhanh các tiến trình lão hóa da, gây sạm da và các biểu hiện tăng sắc tố trên da. Đến cuối thu, khi thời tiết se lạnh, trong khung cảnh rất đẹp của tiết trời giao mùa, thì làn da lại phải đối phó với khí hậu khô, thiếu độ ẩm, gây nên nhiều phiền toái vì xuất hiện các biểu hiện dị ứng trên da.

Chính vì thế, đừng coi thường việc chăm sóc da đúng phương pháp trong tiết trời giao mùa nếu muốn bảo vệ và duy trì vẻ đẹp cho làn da.

Các vấn đề của da khi tiết trời hanh khô

Đa phần ai cũng nghĩ mùa hanh khô là điều kiện lý tưởng của làn da, nhưng thực tế thì trái lại. Làn da con người luôn chịu tác động bởi những thay đổi của môi trường. Thay đổi về thời tiết thường có liên quan đến sự phát sinh cũng như có thể làm trầm trọng hơn một số bệnh về da.

PGS.TS. Huỳnh Văn Bá cho biết, màng chất béo bảo vệ da do các tuyến bã nhờn bài tiết ra có tác dụng giúp cho da luôn mịn màng, giúp bảo vệ da chống lại các tác hại từ bên ngoài, từ các yếu tố cơ học, hóa học, sinh học, đặc biệt là vi trùng và vi nấm. Khi thời tiết hanh khô, sự bài tiết qua da từ tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn ít hơn so với bình thường. Vì thế, màng chất béo bảo vệ da không được tiết ra đầy đủ, da trở nên khô và dễ xuất hiện một số bệnh lý ngoài da.

Một trong những bệnh lý rất thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em trong mùa này là bệnh viêm da cơ địa dị ứng. Bệnh phát sinh do sự xuất hiện đồng bộ của 2 yếu tố: cơ địa dị ứng và dị ứng nguyên (tức là chất gây dị ứng). Tùy theo sự tiếp xúc của cơ thể với dị ứng nguyên bằng con đường nào thì sẽ xuất hiện với các tên gọi riêng: chàm thể tạng, chàm vi trùng, chàm tiếp xúc... Như vây dị ứng nguyên có thể xuất hiện từ các yếu tố bên trong hay còn được gọi là chàm có nguồn gốc nội sinh và các dị ứng nguyên có nguồn gốc từ bên ngoài còn được gọi chàm có nguồn gốc ngoại sinh. Ví dụ, chàm vi trùng có liên quan đến một ổ nhiễm trùng nào đó trong cơ thể, hay chàm tiếp xúc có liên quan đến một yếu tố tiếp xúc nào đó trực tiếp trên da, ta có thể phòng tránh được bằng cách tránh tiếp xúc với các yếu tố dị ứng từ bên ngoài.

Phần lớn da nhạy cảm được xem như một hậu quả của việc sử dụng mỹ phẩm không thích hợp, hay thói quen sử dụng các sản phẩm bôi da có chứa các thành phần có corticoid. Ở những làn da nhạy cảm, khi thời tiết se lạnh, da trở nên khô hơn, khó chịu hơn, thậm chí có thể bong vảy khi thời tiết se lạnh, đòi hỏi phải có các biện pháp chăm sóc một cách hợp lý.

Biện pháp chăm sóc da khi thời tiết hanh khô

Thứ nhất, không nên tẩy rửa quá thường xuyên. Bạn nên sử dụng các chất làm sạch da bằng các sản phẩm rửa mặt hay các chất làm sạch da có công thức ít tạo bọt, có bổ sung các chất dưỡng ẩm cho da.

Bên cạnh đó, việc bảo vệ da khỏi ánh nắng cũng hết sức quan trọng. Thông thường khi thời tiết bắt đầu dịu mát với khí hậu se lạnh, nhiều chị em quên đi việc bảo vệ da khi ra đường, trong khi tác hại từ tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời vẫn đang diễn tiến và gây hại cho da. Theo lời đề nghị của PGS.TS. Huỳnh Văn Bá, các loại mỹ phẩm mà chị em sử dụng nên có nguồn gốc từ thiên nhiên, bổ sung Vitamin E, Vitamin C, Bisabolol,..

Đừng quên chăm sóc da từ bên trong. Chị em cần bù đắp các vitamin và khoáng chất có tác dụng tốt cho da và có lợi cho sức khỏe. Các thành phần thường được đề cập nhiều đến như Vitamin E thiên nhiên, Vitamin C, dầu Jojoba, các dầu từ thực vật và nhiều thành phần khác có tác dụng chống Oxy hóa, có giá trị hóa giải các gốc tự do. Nên nhớ kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, điều chỉnh khẩu phần ăn hằng ngày tránh thừa cân, tăng cường chế độ rau xanh, trái cây cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho da: các loại dầu thực vật, quả bơ, đu đủ, các loại hạt, ngũ cốc... nhằm cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất. Phái đẹp cũng không được quên duy trì chế độ luyện tập hợp lý và đều đặn về thể chất cũng như tinh thần. Chính việc chủ động bảo vệ da từ bên trong lẫn bên ngoài, sẽ tạo được lớp màng vững chắc “che chắn” cho da khỏi các tác hại của môi trường như: khói bụi, tia tử ngoại,….

PGS. TS. Huỳnh Văn Bá - Trưởng bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược Cần Thơ.

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn afamily)

Các tin khác

Làn da bị cháy nắng có nguy hiểm không, cách phòng ngừa chuẩn

Da bị cháy nắng sau bao lâu phục hồi?

Bật mí cách trẻ hóa da với rau mùi cực đơn giản

Bí quyết hay giúp da giảm nếp nhăn hiệu quả

Bật mí cách tắm trắng bằng rượu nghệ cực hiệu quả

Bí quyết giúp giữ mùi hương thơm trên tóc lâu

Cách tắm trắng bằng bột trà xanh, lá trà xanh cải thiện da sạm màu

Nên tắm trắng vào thời gian nào trong ngày là tốt nhất?

Bật mí cách dùng mặt nạ sủi bọt đúng chuẩn

Bật mí cách chăm sóc da từ 5 loại rau quen thuộc tại nhà