Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 Bài 2 có đáp án (tiếp)

22/11/2021 10:52

Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 Bài 2 có đáp án chính xác tiếp theo

Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 Bài 2 có đáp án (tiếp)

Câu 1: Cơ thể người được phân chia thành mấy phần? Đó là những phần nào?

A. 2 phần: đầu và thân

B. 3 phần: đầu, thân và chân

C. 3 phần: đầu, thân và các chi

D. 3 phần: đầu, cổ và thân

Cơ thể người được phân chia thành 3 phần: đầu, thân và các chi

Câu 2: Cấu tạo cơ thể người được chia làm mấy phần:

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Cơ thể người được phân chia thành 3 phần: đầu, thân và các chi

Câu 3: Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực?

A. Bóng đái

B. Phổi

C. Dạ dày

D. Thận

Ở cơ thể người, phổi nằm trong khoang ngực

Câu 4: Các cơ quan sau đây có trong khoang ngực là

A. Dạ dày

B. Tim

C. Gan

D. Cả A, B, C đều đúng

Ở cơ thể người, tim nằm trong khoang ngực

Câu 5: Khoang ngực chứa các cơ quan

A. Tim và phổi

B. Dạ dày, ruột, gan

C. Dạ dày và ruột

D. Tim, gan, ruột, dạ dày

Khoang ngực chứa các cơ quan tim và phổi.

Câu 6: Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào?

A. Cơ hoành

B. Cơ liên sườn

C. Cơ ức đòn chũm

D. Cơ nhị đầu

Khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi cơ hoành

Câu 7: Trong cơ thể, cơ quan ngăn cách khoang ngực với khoang bụng là

A. Phổi

B. Cơ hoành

C. Gan

D. Các xương sườn

Khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi cơ hoành

Câu 8: Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người?

A. Hệ tuần hoàn

B. Hệ tiêu hóa

C. Hệ hô hấp

D. Hệ bài tiết

Hệ tuần hoàn phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người.

Câu 9: Da là nơi đi đến của hệ cơ quan nào dưới đây?

A. Hệ bài tiết

B. Hệ tuần hoàn

C. Hệ thần kinh

D. Tất cả các phương án còn lại

Hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ bài tiết đều đi đến tận da.

Câu 10: Thanh quản là một bộ phận của

A. hệ hô hấp.

B. hệ bài tiết.

C. hệ tiêu hóa.

D. hệ sinh dục

Thanh quản là một bộ phận của hệ hô hấp.

Câu 11: Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại?

A. Hệ bài tiết

B. Hệ tiêu hóa

C. Hệ tuần hoàn

D. Hệ hô hấp

Ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ tuần hoàn có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại

Câu 12: Hệ cơ quan nào dưới đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?

1. Hệ hô hấp

2. Hệ sinh dục

3. Hệ nội tiết

4. Hệ tiêu hóa

5. Hệ thần kinh

6. Hệ vận động

Sự điều khiển các hoạt động trong cơ thể được thực hiện nhờ hệ cơ quan nào?

A. 1, 2, 3

B. 3, 5

C. 1, 3, 5, 6

D. 2, 4, 6

Hệ nội tiết và hệ thần kinh có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể.

Câu 13: Những cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?

A. Hệ thần kinh và hệ nội tiết

B. Hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ nội tiết

C. Hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp

D. Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tiêu hoá

Hệ nội tiết và hệ thần kinh có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể.

Câu 14: Sự phối hợp thống nhất các hoạt động trong cơ thể được thực hiện nhờ cơ chế điều hòa của

A. Hệ thần kinh

B. Hệ bài tiết

C. Hệ vận động

D. Hệ tuần họàn

Sự phối hợp thống nhất các hoạt động trong cơ thể được thực hiện nhờ cơ chế điều hòa của hệ thần kinh.

Câu 15: Vai trò tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường, điều hoà hoạt động các cơ quan là của hệ cơ quan nào?

A. Hệ bài tiết

B. Hệ vận động

C. Hệ tuần hoàn

D. Hệ thần kinh

Hệ thần kinh có vai trò tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường, điều hoà hoạt động các cơ quan.

Câu 16: Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động?

A. Hệ hô hấp

B. Hệ tuần hoàn

C. Hệ vận động

D. Tất cả các phương án còn lại

Khi chúng ta bơi cật lực, hệ tuần hoàn, hệ vận động, hệ hô hấp đều tăng cường độ hoạt động

Câu 17: Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì ?

A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau

B. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng

C. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương

D. Tất cả các phương án đưa ra

Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự hoạt động phối hợp chặt chẽ với nhau → Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Câu 18: Cơ quan dưới đây không phải nội quan là

A. Mắt

B. Thận

C. Ruột già

D. Gan

Mắt không phải là nội quan

Câu 19: Cơ quan dưới đây có trong khoang bụng là:

A. Ruột

B. Phổi

C. Khí quản

D. Thực quản

Ở cơ thể người, ruột nằm trong khoang bụng

Câu 20: Khoang bụng chứa

A. Ruột

B. Phổi

C. Khí quản

D. Thực quản

Ở cơ thể người, ruột nằm trong khoang bụng

Câu 21: Hệ vận động bao gồm các bộ phận là:

A. Xương và cơ

B. Xương và các mạch máu

C. Tim, phổi và các cơ

D. Tất cả A, B, C đều sai

Hệ vận động bao gồm các bộ phận là xương và cơ.

Câu 22: Trong trao đổi chất hệ tuần hoàn có vai trò.

A. Vận chuyển O2, chất dinh dưỡng và chất thải

B. Vận chuyển O2 và chất dinh dưỡng

C. Vận chuyển chất thải

D. Vận chuyển muối khoáng

Trong trao đổi chất hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển O2, chất dinh dưỡng và chất thải.

Câu 23: Chức năng của hệ tuần hoàn là

A. Vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxi đến tế bào

B. Vận chuyển các chất thải và khí cacbonic đến các cơ quan bài tiết

C. Vận chuyển khí ôxi từ tế bào về tim, đến phổi thải ra ngoài

D. Cả A và B đúng

Vai trò của hệ tuần hoàn

- Vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxi đến tế bào

- Vận chuyển các chất thải và khí cacbonic đến các cơ quan bài tiết

Câu 24: Hệ cơ quan nào có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng đến cơ quan trong cơ thể ?

A. Hệ tiêu hoá

B. Hệ hô hấp

C. Hệ tuần hoàn

D. Hệ bài tiết.

Hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể.

Câu 25: Câu nào dưới dây được coi là chức năng của hệ tiêu hóa của người ?

A. Xử lí cơ học thức ăn

B. Thủy phân thức ăn thành các đơn phân tiêu hóa được

C. Loại bỏ thức ăn không đặc trưng cho loài

D. Cả A, B và C

Chức năng của hệ tiêu hóa ở người là:

- Xử lí cơ học thức ăn

- Thủy phân thức ăn thành các đơn phân tiêu hóa được

- Loại bỏ thức ăn không đặc trưng cho loài

Câu 26: Hệ cơ quan có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là:

A. Hệ hô hấp

B. Hệ thần kinh

C. Hệ tiêu hóa

D. Hệ bài tiết

Hệ tiêu hóa có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Câu 27: Hệ cơ quan nào có vai trò biến đổi các chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành chất hữu cơ đơn giản?

A. Hệ tiêu hoá.

B. Hệ tuần hoàn.

C. Hệ bài tiết.

D. Hệ hô hấp.

Hệ tiêu hoá có vai trò biến đổi các chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành chất hữu cơ đơn giản.

Câu 28: Hệ cơ quan nào có vai trò thực hiện quá trình sinh sản ?

A. Hệ sinh dục

B. Hệ tuần hoàn.

C. Hệ hô hấp.

D. Hệ bài tiết.

Hệ sinh dục có vai trò thực hiện quá trình sinh sản.

Câu 29: Những cơ quan nào dưới đây cùng tham gia vào trao đổi chất?

A. Hệ thần kinh và hệ nội tiết

B. Hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ nội tiết

C. Hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp

D. Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa

Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa cùng tham gia vào trao đổi chất.

Câu 30: Khi chạy có những hệ cơ quan nào hoạt động?

1.Hệ tuần hoàn    

2. Hệ hô hấp

3.Hệ bài tiết    

4. Hệ thần kinh

5.Hệ nội tiết    

6. Hệ sinh dục

7.Hệ vận động

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau

A. 1,2,3,4,5,7

B. 1,2,3,4,5,6

C. 1,2,3,4,6,7

D. 1,3,4,5,6,7

Khi chạy, những hệ cơ quan hoạt động là: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ vận động.

Câu 31: Trao đổi chất của cơ thể và môi trường được thực hiện qua.

A. Hệ tiêu hoá

B. Hệ hô hấp

C. Hệ tuần hoàn

D. Hệ hô hấp, Hệ tiêu hoá, Hệ bài tiết

Trao đổi chất của cơ thể và môi trường được thực hiện qua: hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ bài tiết.

Câu 32: Những hệ cơ quan nào tham gia thực hiện chức năng trao đổi chất?

A. Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ bài tiết

B. Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ vận động và hệ bài tiết

C. Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ nội tiết và hệ bài tiết

D. Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ nội tiết

Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ bài tiết tham gia thực hiện chức năng trao đổi chất.

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 có đáp án: ôn tập các bài, các chương, kiểm tra

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)

Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật