Câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (KHTN) Bài 5 có đáp án: Đo chiều dài
Câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (KHTN) Bài 5 có đáp án chính xác nhất Đo chiều dài
Câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (KHTN) Bài 5 có đáp án: Đo chiều dài
Câu 1: Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta?
A. Mét (m)
B. Centimét (cm)
C. Đềximét (dm)
D. Kilômét (km)
Đáp án cần chọn là A vì đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là mét (m).
Câu 2: Người ta thường sử dụng dụng cụ nào sau đây để đo chiều dài của vật?
A. Thước thẳng, thước dây, thước đo độ
B. Thước kẹp, thước cuộn, thước dây
C. Thước kẹp, thước thẳng, compa
D. Compa, thước mét, thước đo độ
Đáp án cần chọn là B vì người ta thường sử dụng dụng cụ để đo chiều dài của vật là thước kẹp, thước cuộn, thước dây.
Câu 3: Để đo chiều dài của cánh cửa lớp học, người ta thường sử dụng:
A. Thước kẹp
B. Thước dây
C. Thước kẻ
D. Thước cuộn
Đáp án cần chọn là D vì để đo chiều dài của cánh cửa lớp học, người ta thường sử dụng thước cuộn.
Thước dây: là để đo theo hình dạng vật
Thước kẻ: có GHĐ nhỏ, tốn thời gian, kết quả bị sai lệch nhiều
Thước kẹp: Phù hợp đo đường kính của các vật
Câu 4: Để đo thể tích người ta thường sử dụng dụng cụ nào?
A. Bình tràn
B. Bình chia độ
C. Bình chứa
D. Cả 3 bình trên đều được
Đáp án cần chọn là B vì để đo thể tích người ta thường sử dụng bình chia độ, vì trên bình đã được chia các vạch ứng với các thể tích với đơn vị đo thích hợp.
Câu 5: Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.
(2) Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp
(3) Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật
(4) Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước
(5) Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật
Để đo chính xác độ dài của vật ta cần thực hiện theo thứ tự nào sau đây?
A. (2), (1), (5), (3), (4)
B. (3), (2), (1). (4), (5)
C. (2), (1), (3), (4), (5)
D. (2), (3), (1), (5), (4)
Đáp án cần chọn làA vì để đo chính xác độ dài của vật ta cần thực hiện theo thứ tự:
- Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
- Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.
- Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
- Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
- Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.
Câu 6: Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?
A. 1 m3 = 100 L
B. 1mL = 1 cm3
C. 1 dm3 = 1000 mm3
D. 1 dm3 = 0,1 m3
Đáp án cần chọn là B vì
A. 1 m3 = 1000 L
B. 1mL = 1 cm3
C. 1 dm3 = 0,001 m3
D. 1 dm3 = 1000 000 mm3
Câu 7: Giới hạn đo của bình chia độ là:
A. Giá trị lớn nhất ghi trên bình.
B. Thể tích chất lỏng mà bình đo được.
C. Giá trị giữa hai vạch chia ghi trên bình.
D. Giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.
Đáp án cần chọn là A vì giới hạn đo của bình chia độ là giá trị lớn nhất ghi trên bình.
Câu 8: Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ cần dụng cụ:
A. Bình chia độ
B. Bình chia độ, bình tràn
C. Bình chứa
D. Cả B và C
Đáp án cần chọn là D vì
- Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ cần dụng cụ là bình chia độ, bình tràn và bình chứa.
- Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ cần dụng cụ là bình chia độ.
Câu 9: Độ chia nhỏ nhất của một thước là:
A. Số nhỏ nhất ghi trên thước.
B. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
C. Độ lớn nhất ghi trên thước.
D. Độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.
Đáp án cần chọn là B vìđộ chia nhỏ nhất của một thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
Câu 10: Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình
A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm.
B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm.
C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm.
D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.
Đáp án cần chọn là D vì:
- GHĐ của thước là 10cm
- Từ vạch số 0 đến vạch số 1 chia làm 2 khoảng nên độ chia nhỏ nhất của thước bằng: (1 – 0):2 = 0,5 cm
Phần tiếp:
Câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (KHTN) Bài 6 có đáp án: Đo khối lượng
Suckhoecuocsong.vn