Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 34 ôn tập: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 34 ôn tập có đáp án chính xác nhất, Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 34 ôn tập: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Câu 1: Lực lượng sản xuất của các nước tư bản đạt đến trình độ cao vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng 30 đầu thế kỉ XIX.
B. Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX.
C. Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XX.
D. Khoảng 30 năm đầu thế kỉ XX.
Đáp án đúng là B: Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt đến trình độ phát triển cao.
Câu 2: Nhân tố nào giúp con người khám phá được năng lượng vô tận của thiên nhiên để phục vụ cho đời sống?
A. Các phát minh khoa học.
B. Thành tựu cải cách kinh tế.
C. Cách mạng chất xám.
D. Cuộc phát kiến địa lí.
Đáp án đúng là A: Các phát minh khoa học trong nhiều lĩnh vực: Vật lí, Hóa học, Sinh học, … đã giúp con người khám phá năng lượng vô tận của thiên nhiên để phục vụ cho đời sống.
Câu 3: Có những nhà khoa học nào trong lĩnh vực vật lí đã phát minh ra điện ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. G. Ôm (Đức), G. Jun (Anh), E. Len-xơ (Nga)
B. G. Jun (Anh), E. Len-xơ (Nga), Rơ-dơ-pho (Anh)
C. Tôm – xơn (Anh), Len-xơ (Nga), Rơ-dơ-pho (Anh)
D. Tôm – xơn (Anh), G. Ôm (Đức), G. Jun (Anh).
Đáp án đúng là A: Những nhà khoa học phát minh về điện bao gồm: G. Ôm (Đức), G. Jun (Anh), E. Len-xơ (Nga)
Câu 4: Phát minh nào đã đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hóa học?
A. Phát minh của Ma-ri Quy-ri
B. Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn.
C. Phát minh của nhà bác học Lu-i Pa-xtơ.
D. Định luật tuần hoàn của các nhà bác học Nga Men-đê-lê-ép
Đáp án đúng là D: Trong lĩnh vực hóa học, định luật tuần hoàn của nhà bác học Nga Men-đe-lê-ép đã đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hóa học.
Câu 5: Ngành hàng không ra đời bắt đầu từ sự kiện nào?
A. Sử dụng lò Bét-xme và Mác – tanh đẩy nhanh quá trình sản xuất thép.
B. Tháng 12 – 1903, anh em người Mĩ đã chế tạo những chiếc máy bay đầu tiên.
C. Năm 1848, máy bay của Stringfellow đã bay được vài mét.
D. Năm 1840, William Samuel Henson vẽ một họa đồ máy bay hoàn chỉnh.
Đáp án đúng là B vì tháng 12 – 1903, anh em người Mĩ đã chế tạo những chiếc máy bay đầu tiên. Trên chuyến bay này họ đã chế tạo nhờ sức mạnh của một động cơ chạy bằng xăng. Đây là sự kiện đánh dấu ngành hàng không ra đời.
Câu 6: Việc sử dụng động cơ đốt trong đã tạo ra khả năng phát triển ngành nào?
A. Chế tạo ô tô
B. Khai thác mỏ
C. Giao thông vận tải
D. Chế tạo máy bay
Đáp án đúng là A: Cuối thế kỉ XIX, xe ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh ra động cơ đốt trong.
Câu 7: Việc Rơn-ghen (Đức) phát hiện ra tia X vào năm 1985 có ý nghĩa gì?
A. Đặt nền tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới.
B. Ứng dụng trong mọi ngành kinh tế.
C. Là ứng dụng quan trọng trong y học.
D. Tìm hiểu cấu trúc của vật chất.
Đáp án đúng là C vì việc Rơn-ghen (Đức) phát hiện ra tia X vào năm 1985 mang ý nghĩa: tạo ra nhiều ứng dụng quan trọng trong y học: chẩn đoán chính xác bệnh tật, biết hướng điều trị nhằm phục hồi sức khỏa cho con người.
Câu 8: Phát minh của nhà khoa học nào tạo điều kiện cho con người nghiên cứu được về hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người?
A. Pap-lốp (Nga)
B. Hăng-ri Béc-cơ-ren
C. Đác-uyn (Anh)
D. Lu-i Paster (Pháp)
Đáp án đúng là A: Nhà khoa học Pap-lốp người Nga đã có những thí nghiệm về những phản xạ có điều kiện
=> Nghiên cứu được về hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.
Câu 9: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nông nghiệp ở các nước tư bản trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Tiến hành cuộc “cách mạng xanh”
B. Sử dụng phân bón hóa học
C. Phương pháp canh tác được cải tiến
D. Sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất
Đáp án cần chọn là A vì nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nông nghiệp trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX bao gồm:
- Máy móc được sử dụng nhiều như máy kéo, máy cày, máy gặt...
- Phương pháp canh tác được cải tiến: chế độ luân canh thay thế dần chế độ hưu canh thời phong kiến.
- Việc sử dụng phân hóa học nâng cao năng suất cây trồng.
Câu 10: Vì sao khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng
A. Chú trọng phát minh khoa học và áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào sản xuất
C. Tiến hành các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau
D. Xuất hiện giai cấp công nhân
B. Sự phát triển của nền công nghiệp quân sự
Đáp án đúng là A vì những sáng kiến về kĩ thuật trong thời kì cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã mở ra khả năng lớn trong việc thúc đẩy sản xuất. Nhờ ứng dụng những thành tựu mới, sản lượng công nghiệp, nông nghiệp phát triển nhanh chóng.
=> Chú trọng phát minh khoa học và áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào sản xuất là nguyên nhân đưa tới sự phát triển của nền kinh tế các nước tư bản giai đoạn này.
Câu 11: Những tiến bộ khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX không mang đến hệ quả nào sau đây?
A. thay đổi cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản.
C. thay đổi cơ bản nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. dẫn tới sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
Đáp án cần chọn là D vì những tiến bộ khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản giai đoạn này. Biểu hiện sự phát triển của chủ nghĩa tư bản giai đoạn này là hình thành các công ty độc quyền lũng đoạn nền kinh tế.
=> Thời kì này chưa có sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
Câu 12: Một trong những hệ quả tích cực những thành tựu khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX mang lại là:
A. Góp phần đưa tới các cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX.
B. Nhiều thành tựu được ứng dụng trong sản xuất vũ khí.
C. Tạo ra khối lượng sản phẩm vật chất khổng lồ.
D. Chế tạo nhiều phương tiện chiến tranh giết người hàng loạt.
Đáp án đúng là C vì hệ quả của những thành tựu khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX bao gồm:
- Hệ quả tích cực: Tạo ra một khối lượng sản phẩm vật chất khổng lồ cho xã hội, làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của nhân loại.
- Hạn chế: Nhiều phát minh khoa học được ứng dụng trong sản xuất vũ khí và phương tiện chiến tranh trở thành phương tiện giết người hàng loạt (bom nguyên tử được chế tạo từ năng lượng lấy từ sự phân hạch các hạt nhân Urani và Plutoni), góp phần đưa đến hai cuộc chiến tranh ở thế kỉ XX, gây tổn thất, đau thương cho nhân loại.
Câu 13: Nhà khoa học A. Nô-ben nói: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”.
Câu nói trên mang đến thông điệp gì?
A. Hãy sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người.
B. Hãy sử dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật cho y học để cứu sống con ngưòi.
C. Hãy liên kết các quốc gia để sáng tạo thêm nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật mới để cải tiến sản xuất.
D. Hãy sáng tạo thêm nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật mới để phục vụ cuộc sống con người.
Đáp án đúng là A vì việc sử dụng nhưng thành tựu khoa học - kĩ thuật nhằm phục vụ cho cuộc sống con người, tuy nhiên chính những thành tựu đó cũng được sử dụng để trở thành phương tiện giết người hàng loạt (bom nguyên tử được chế tạo từ năng lượng được lấy từ sự phân hạch các hạt nhân Urani và Plutoni). Vì thế, câu nói trên thể hiện mong muốn của nhà khoa học Nô-ben là hãy sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người, đừng sử dụng nó cho những cuộc chiến tranh gây tổn thất đau thương cho nhân loại.
Phần tiếp:
Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án
Suckhoecuocsong.vn