Câu chuyện ODA giờ sẽ khác như thế nào?
Biện pháp đặt ra khi nguồn vốn vay ODA không còn ưu đãi như trước
Đến tháng 7-2017, Việt Nam có thể không còn được vay vốn ODA với lãi suất rấtc thấp như hiện nay. Như thế cũng có nghĩa là tình trạng cấp phát ngân sách qua các khoản ODA sẽ phải dừng hoặc chuyển sang hình thức khác cho phù hợp.
Lãi suất 3,5%/năm chỉ được áp dụng trong một thời gian ngắn. Với các dự án đã và đang được giải ngân thì sau tháng 7 năm 2007 sẽ phân bổ theo tỷ lệ một phần được cấp và một phần sẽ được vay lại từ chính phủ. Có thể nói rằng đã hết thời kỳ" bao cấp" từ vốn vay ODA
Câu hỏi đặt ra là hết ODA liệu các dự án đầu tư bằng ngân sách ODA có thu phí cao lên không? ví dụ như cầu đư?
Có một thực tế ngược đời thế này, mới đây tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng các nhà thầu thay vì xin tăng phí thì lại đề xuất xin giảm đến 35% mức phí. Bởi phí cao quá, lượng xe qua chưa đến 10% theo tính toán.
Chưa được giải ngân thì làm thế nào để tiếp cận được nguồn vốn ODA kể từ sau tháng 7 năm 2017?
Có thể hiểu dự án đó theo điều kiện cũ thì sẽ được cấp phép 100%. Thế nhưng theo điiều kiện mới ngân sách chỉ tập trung vào những lĩnh vực then chốt, công trình trọng điểm thì sẽ bị loại khỏi danh sách ngay lập tức. Vậy thì địa phương đó có thể tính đến phương án xã hội hóa để tìm mọi nguồn đầu tư và nhất là các dự án có khả năng hoàn vốn cao như là điện, hạ tầng cơ sở hay điện nước. Thậm trí họ phải điều chỉnh quy mô dự án làm sao cho phù hợp hơn với chương trình của mình. Để không xuất hiện tình trạng bội chì, các địa phương và chủ đầu tư phải phát huy hiệu quả vốn vay. Việt Nam buộc phải tính tới phương án tốt nghiêp ODA. Bởi chúng ta đã được hỗ trợ đến 20 năm nay rồi.
Trong khoảng thời gian đầu các địa phương sẽ gặp khó khăn nhưng đây là một cái cách rất là tốt để giảm thiểu gánh nặng nợ công Chính Phủ cũng như giảm thiểu gánh nặng cho các thế hệ tương lai của chúng ta.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo VTV)