Bí quyết xóa tan vết bầm tím trên da cực kỳ hiệu quả

20/11/2018 09:05

Vậy làm cách nào mới có thể đánh bay được những vết bầm tím trong thời gian ngắn?

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi lúc chân tay bị va vào một vật cứng nào đó khiến vị trí da bị va chạm bầm tím. Những vết bầm tím xuất hiện trên da gây mất thẩm mỹ khiến bạn khó có thể diện những trang phục quần váy ngắn. Vậy làm cách nào mới có thể đánh bay được những vết bầm tím trong thời gian ngắn?

Vết bầm tím xuất hiện do các mạch máu dưới da có thể bị vỡ ra và gây rỉ máu. Máu do mạch tổn thương sẽ tập trung gần bề mặt da. Tiếp đến chúng sẽ chuyển sang màu xanh hoặc đen, sau đó là màu vàng hoặc xanh thẫm. Vết bầm tím trên da nhanh chóng biến mất nhờ vào những bí quyết dưới đây.

 Chườm lạnh bằng nước đá giảm sưng

Nước đá lạnh có công dụng làm co các mao quản dẫn đến vết thương, khiến máu không tích tụ nhiều nơi vết bầm. Ngoài ra, hơi lạnh cũng làm vết thương bị tê, kích thích các mạch máu bị tổn thương co bóp lại, giảm nguy cơ sưng phồng và làm giảm sự đau đớn.

Lăn trứng gà trên vết bầm tím

Do trứng gà có tác dụng đánh tan máu bầm tím do bề bề mặt trứng gà có những lỗ nhỏ li ti là những đường ống rất nhỏ dẫn tới lòng vàng. Trước tiên hãy luộc trứng gà và lăn trứng gà còn nóng lên trên vết bầm. Lăn trứng đến khi nào hết nóng thì ngâm trứng vào chậu nước nóng chuẩn bị sẵn rồi tiếp tục lăn. Lặp lại như vậy 2 đến 3 lần một ngày sẽ giúp vết bầm mau tan.

Đắp nghệ tươi đánh tan vết bầm

Dùng củ nghệ tươi giã nát cùng với ít phèn chua sau đó xoa bóp lên vết thương sẽ giúp da mau lành, hạn chế tích tụ máu bầm gây bầm tím da. Tuy nhiên, phương pháp này không dùng trên các vết thương hở.

Chườm nóng bằng khăn

Dùng một chiếc khăn xô hay khăn lông mỏng nhúng nước thật nóng, vắt khô rồi đắp lên chỗ bầm. Đợi khi khăn nguội thì lại nhúng nước nóng một lần nữa.

Làm như vậy liên tục từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ tùy theo vết bầm lớn hay nhỏ. Hơi nóng của khăn  có tác dụng làm máu lưu thông qua chỗ bầm nhanh hơn, tránh hiện tượng máu tích tụ lại một chỗ gây bầm tím.

Dấm táo

Dấm táo có tác dụng trị chứng viêm nhiễm, sưng phồng, những tổn thương trên bề mặt da. Dùng ít bông gòn thấm dấm táo rồi thoa lên vết thương, để cho khô tự nhiên. Hoặc cũng có thể cắt một vài lát hành khô trộn chung với dấm táo và thoa lên vùng da bị thâm tím.

Đắp lá hẹ

Dùng lá hẹ tươi khoảng 50-100 g rửa sạch, giã nát, trộn với 10 g đường rồi đắp vào vết thương, mỗi ngày một lần. Ngoài ra cũng có thể dùng rễ hẹ tươi 50 g rửa sạch, giã nát, xào nóng với 100 ml cồn 90 độ rồi đắp vào vết thương, đắp mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 30 phút.

Đắp bã cà phê

Cà phê sau khi uống xong giữ lại bã vắt thật khô. Sau đó đắp lên vùng da bị bầm tím, dùng gạc để cố định vào vết bầm. Giữ nguyên như vậy trong vòng 1 tiếng. Ngày làm từ 1 đến 2 lần sẽ giúp vết bầm nhanh khỏi.

Đắp nha đam và ngò tây

Nha đam và ngò tây có tác dụng kháng sinh tốt, mau liền vết thương, giàu vitamin, điều này giúp cho những vết bầm tím mau chóng được cải thiện, giảm bớt sưng viêm. Xay nhuyễn nha đam và ngò tây rồi trộn hỗn hợp này thoa lên vùng bầm tím mỗi ngày 3 lần để giảm đau và nhanh tan máu bầm.

Bổ sung vitamin C cho cơ thể

Vitamin C có tác dụng làm khoẻ thành mạch và giúp vết thương mau lành, thành mạch máu chắc khoẻ sẽ làm giảm nguy cơ bầm tím ở các vết thương.

Dầu dừa

Dầu dừa có khả năng giữ ẩm cao, tăng sức đề kháng của da, làm da tươi trẻ, ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do và bảo vệ làn da một cách tối đa. Đặc biệt trong dầu dừa có chứa vitamin E dạng toco-trienol (tác dụng mạnh hơn nhiều loại vitamin E thông thường) nên khả năng làm giảm thâm hiệu quả. Dùng dầu dừa thoa lên da một ngày nhiều lần sẽ giúp da mau lành, giảm thâm tím hiệu quả.

Suckhoecuocsong.com.vn/Theo Phununet

Các tin khác

Công thức trị nám bằng lá mồng tơi hiệu quả

Những nguyên liệu tự nhiên giúp làm mờ đồi mồi trên da cực hay

Bí quyết loại bỏ vết đồi mồi trên da mặt hiệu quả

Mẹo chăm sóc da mụn ngày hè cực hay

Mẹo dưỡng trắng da bằng nước dừa tại nhà cực hiệu quả

Cách tắm trắng da bằng đu đủ tại nhà cực hay

Bật mí cách dùng dầu cà phê dưỡng da, chăm sóc tóc cực hiệu quả

Những loại bùn cực tốt cho làn da

Làn da bị cháy nắng có nguy hiểm không, cách phòng ngừa chuẩn

Da bị cháy nắng sau bao lâu phục hồi?