Bệnh vểnh mang trên tôm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng trị

05/02/2020 08:43

Hướng dẫn cách nhận biết bệnh vểnh mang trên tôm, cách phòng trị

Bệnh vểnh mang trên tôm thường gây bệnh trên tôm thẻ và tôm sú. Khi tôm mắc bệnh này thường có biểu hiện như: vỏ đầu ngực mỏng, không ôm sát mang, bơi lờ đờ trong ao,…. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời tôm nuôi có thể bị chết chỉ trong vòng 10-15 ngày. Vậy nguyên nhân nào, dấu hiệu nhận biết cách phòng trị bệnh vểnh mang trên tôm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Nguyên nhân tôm thẻ, tôm sú bị bệnh vểnh mang

Bệnh vểnh mang là dạng bệnh mới xuất hiện trên tôm ở Việt Nam nhưng trên thế giới tại một số khu vực nuôi tôm đã có những tài liệu ghi chép lại.

+ Nguyên nhân gây bệnh vểnh mang trên tôm thẻ, tôm sú do Vibrio (Vibrio alginolitucus, Vibrio anguillarum và Vibrio parahaemolyticus.)

+ Do đáy ao bị bẩn, chất lượng nước trong ao nuôi không tốt (thức ăn thừa, sử dụng nước chưa qua xử lý, sau khi thu hoạch tôm vụ trước đáy ao chưa được làm sạch,…)

+ Tôm nuôi với mật độ cao

+ Sức khỏe của con giống không được tốt, môi trường ao nuôi xấu tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Tôm có thể chết trước khi chuyển sang các bệnh khác: EMS, đen mang, phân trắng với cường độ cảm nhiễm cao

Dấu hiệu nhận biết tôm thẻ, tôm sú bị bệnh vểnh mang

+ Tôm nhiễm bệnh vểnh manh có dấu hiệu bơi lờ đờ, hôn mê và bơi lội di chuyển không bình thường.

+ Khi quan sát tôm bị nhễm bệnh vểnh mang vỏ đầu ngực mỏng, không ôm sát mang, các đốt bụng có thể bị biến dạng nhẹ. Nếu tôm mắc bệnh vểnh mang nặng mang của tôm sẽ vểnh lên như mũ lưỡi chai ngay trên đầu tôm vầ có thể bị ăn mòn.

+ Các chân bơi, chân bò và râu tôm có thể xuất hiện màu đỏ hơn bình thường (đây là dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng)

+ Khi dùng tay cảm nhận bà con sẽ thấy vỏ tôm có thể mềm, đóng rong, vỏ tôm sần sùi, màu sắc tôm xấu.

Hướng dẫn biện pháp phòng và điều trị tôm thẻ, tôm sú bị bệnh vểnh mang

+ Sử dụng vôi sống để ức chế các chủng vi khuẩn gây bệnh như vibrio alginolitucus, Vibrio anguillarum và Vibrio parahaemolyticus

+ Giảm lượng chất hữu cơ thông qua việc tăng cường thay nước cho ao nuôi.

+ Độ mặn duy trì thích hợp >5%. Lấy nguồn nước độ mặn cao, đảm bảo nước nuôi sạch, không có chứa chất trừ sâu, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu công nghiệp,…

+ Duy trì độ pH trong ao nuôi trong khoảng 7,5-8,5

+  Người nuôi cho tôm ăn thức ăn có chứa các chất kháng sinh (cho ăn thức ăn có chứa Oxytetracyline với hàm lượng 1.5g/kg, tỷ lệ cho ăn 2 - 10% trọng lượng tôm trong vòng 10 - 14 ngày) kết hợp với việc quản lý nước ao hợp lý

Lưu ý: Cần có thời gian cách ly trước thu hoạch tôm từ  (25 - 30 ngày) để bất hoạt và làm vô hiệu tác dụng có hại của kháng sinh đối với sức khỏe người tiêu dùng.

+ Người nuôi có thể sử dụng sản phẩm Aqua Omnicide để diệt khuẩn khi cải tạo ao nuôi.

+ Duy trì chất lượng nước tốt bằng việc sử dụng các men vi sinh, chế phẩm sinh học

+ Quản lý lượng thức ăn hàng ngày cho tôm tránh hiện tượng thức ăn dư thừa

+Sử dụng mem vi sinh định kỳ 1 lần/tuần để xử lý đáy ao nuôi

Tôm bị vểnh mang chủ yếu do nhiễm khuẩn nặng và có quá trình ảnh hưởng lâu dài trước đó. Do đó, khi phát hiện tôm nhiễm bệnh vểnh mang người nuôi cần phải tích cực phòng và điều trị ngay. Nếu chậm trễ xử lý môi trường ao nuôi hoặc sử dụng các sản phẩm điều trị không đúng có thể gây thiệt hại cho cả ao nuôi, thiệt hại về kinh tế rất lớn.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?

Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động

Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì

Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt

Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh

Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh

Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng

Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh

Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành

Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch