YouTube Kids bị phát hiện có nhiều video độc hại

21/03/2018 14:10

YouTube Kids dành cho trẻ đã phát hiện những nội dung được xếp vào hàng độc hại được cho là không phù hợp với lứa tuổi của các bé.

Mới đây kênh YouTube Kids dành cho trẻ đã phát hiện những nội dung được xếp vào hàng độc hại được cho là không phù hợp với lứa tuổi của các bé. Hiện YouTube Kids đã tiến hành xóa rất nhiều video được cho là có nội dung độc hại.

Những video không phù hợp này đưa những thông tin sai lệch hoặc chưa được kiểm chứng rõ ràng. Chẳng hạn, loạt video về người ngoài hành tinh đang điều khiển trái đất theo âm mưu riêng, video về việc tổng thống John F. Kennedy bị chính phủ ám sát của học giả David Icke... Những video này có thể dễ dàng tìm thấy với từ khóa “UFO” trên kênh YouTube Kids.

Khi tìm video với từ khóa “moon landing”, trẻ em có thể thấy video về chuyện có một âm mưu làm giả việc con người từng lên Mặt trăng, hoặc video về một nhà nghiên cứu biến mất do máy gia tốc hạt lớn LHC của tổ chức CERN mở ra cánh cửa đến một thế giới khác.

Những nội dung như thế này được coi là bình thường trên các kênh YouTube dành cho người lớn. Tuy nhiên, trên kênh YouTube Kids dành cho trẻ em thì nhiều người lo ngại rằng chúng có thể làm lệch lạc tư duy của các em và không phù hợp để tồn tại trên kênh này.

Nhiều video đen tối có trên YouTube Kids.

Trước những phản hồi trên kênh YouTube Kids cho biết đã xóa rất nhiều video được cho là có nội dung độc hại. Theo thống kê, ít nhất 2 triệu video và 50.000 kênh không phù hợp với trẻ em đã bị YouTube xóa từ tháng 11/2017 đến nay. Bên cạnh đó, họ cũng phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo riêng để hỗ trợ việc phát hiện và thanh lọc các video có nội dung đen tối.

Tuy nhiên, vì số lượng video được đưa lên quá lớn nên những hành động của YouTube chưa đem lại được kết quả rõ ràng. Các bậc phụ huynh vẫn tiếp tục lo lắng khi mỗi ngày đều có các video có nội dung không phù hợp với trẻ em được đưa lên kênh YouTube Kids.

Bắt đầu từ loạt video khiêu dâm trá hình núp sau các nhân vật hoạt hình Elsa và Spiderman, một làn sóng tẩy chay đáng ngại đã bắt đầu xuất hiện dành cho YouTube Kids thời gian gần đây.

Người dùng Internet Việt Nam nên cảnh giác khi cho con em sử dụng mạng xã hội, YouTube

Ngày nay, trẻ em tiếp xúc với các tin tức trên báo, các đoạn video trên YouTube và các trang mạng xã hội như Facebook từ rất sớm. Do vậy, bạn cần trang bị cho bé những kĩ năng để “tự vệ” trong môi trường này.

Một trong những cách hữu hiệu để nắm bắt thói quen tìm kiếm, nhằm kịp thời ngăn chặn thông tin xấu độc đến với trẻ đó là khuyến khích để trẻ kể cho bạn nội dung đã đọc và xem trên mạng. Bên cạnh đó, cần tích cực dạy cho trẻ biết cách chọn lọc thông tin, loại bỏ nội dung xấu, độc hại trước khi có ý định chia sẻ chúng.

Chính phủ Việt Nam cũng đang tích cực làm việc để kiểm soát chặt nội dung đến từ YouTube, Facebook. Bộ trưởng TT&TT cho biết, trong năm 2017, Facebook đã gỡ bỏ 107 tài khoản giả mạo; 159 tài khoản nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước. Trong khi đó Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ được khoảng 4.500 video clip xấu độc trên trang Youtube trong tổng số khoảng 5.000 video clip theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo khoản 1, Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, cấm lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:

a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;

b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;

d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;

e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Suckheocuocsong.com.vn (Nguồn Người đưa tin)

Các tin khác

TikTok ứng dụng có an toàn không?

Trí tuệ nhân tạo AI: Lợi ích và những hệ lụy

Cách khắc phục iPhone gặp lỗi 'không khả dụng' chuẩn nhất

Thủ thuật cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến

Gắn nhãn, truy xuất các tệp dữ liệu kỹ thuật số ở dạng ADN

Google Photos bắt đầu thu phí nếu lưu ảnh hơn 15 GB từ ngày 1/6

Tại sao 2 máy điện thoại cài Bluezone đặt cạnh nhưng không quét thấy nhau

Ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19

Không thể cài đặt ứng dụng trên iPhone phải làm sao?

Microsoft triển khai 'vũ khí' quan trọng chống virus SARS-CoV-2