Warka Water: Kỹ thuật mới để sản xuất nước cho người nghèo
giải pháp Warka Water được đề xuất như một nguồn nước thay thế cho cư dân ở những nơi khan hiếm nước sinh hoạt.
Trước sức ép gia tăng dân số và phát triển kinh tế, nguồn nước đang ngày càng bị khai thác và sử dụng vượt quá lượng có thể phục hồi. Đặc biệt, những đợt hạn hán kéo dài đã khiến nhiều nước rơi vào tình trạng khan hiếm nước ngọt trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới sinh hoạt của người dân. Vì vậy, giải pháp Warka Water được đề xuất như một nguồn nước thay thế cho cư dân ở những nơi khan hiếm nước sinh hoạt.
Hiện trên Trái đất vẫn còn có tới 1,1 tỉ người chủ yếu nằm ở những quốc gia đang phát triển tại châu Phi không thể tiếp cận với nguồn nước sạch và an toàn. Tại đây, có những nơi người dân phải đi hàng cây số để đến được nơi có nước, và mỗi ngày họ phải đi đến hàng chục lần như vậy. Cuối cùng con người đã nghĩ ra một phát minh tuyệt vời, có thể giải quyết triệt để vấn đề thiếu nước đang nổi cộm tại nhiều nơi trên thế giới.
Trước hết, đây là một dự án kiến trúc, không nên coi như giải pháp cho tất cả các vấn đề liên quan đến nước hiện đang tồn tại ở các nước đang phát triển, mà đây chỉ là một công cụ có thể cung cấp nước sạch trong một số khu vực, đặc biệt là ở vùng miền núi, nơi hệ thống đường ống dẫn nước tiêu chuẩn khó lắp đặt và nơi không có giếng nước. Những cộng đồng cô lập, nghèo, khó tìm một nguồn nước đảm bảo cho người, gia súc, và nông nghiệp.
Ý tưởng tạo nên Warka Water
Kỹ thuật thu gom nước và xây dựng hệ thống Warka lấy cảm hứng từ nhiều ý tưởng. Nhiều loài thực vật và động vật đã phát triển trên bề mặt của chúng, những đặc tính cấu trúc độc đáo ở kích cỡ micro và nano. Những đặc tính này cho phép chúng thu gom nước từ không khí để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt.
Nghiên cứu khả năng của bọ cánh cứng Namibia, lá sen, sợi tơ nhện và hệ thống thu gom nước của cây xương rồng, các nhà nghiên cứu đã xác định được vật liệu đặc biệt để có thể cải thiện dòng chảy của nước ngưng tụ và khả năng tích trữ nước. Hình dáng tổ của những con mối đã ảnh hưởng đến thiết kế của lớp ngoài của tháp: luồng không khí, hình dáng và cấu trúc.
Mô hình tháp nước Warka Water hình cây, tên được lấy từ cây vả châu Phi, là một thiết bị đứng có tác dụng chắt nước uống cô đọng từ không khí ẩm. Tháp nước ra mắt đầu tiên ở Ethiopia, một cách giúp đỡ cộng đồng trong khu vực này mà không được tiếp cận với nguồn nước uống an toàn tiện lợi mà lại không quá tốn kém hay cứ phải chờ nguồn vốn viện trợ rót xuống. Warka Water đã giúp nhà thiết kế người Ý Arturo Vittori của Architecture and Vision mang về giải thưởng Tác động Thiết kế Thế giới tại Đài Bắc.
Cấu trúc tạo nên Warka Water
Mỗi tháp bao gồm một khung tre, tấm lưới có thể tái chế và phân hủy sinh học, cùng một thùng nước có thể dễ dàng được lắp ráp bởi 6 người dân địa phương chỉ trong bốn ngày. Warka Water có thể gom được 100 lít nước uống mỗi ngày.
Mỗi tháp nặng 90kg, được tạo thành từ 5 tấm vải đặc biệt có thể thu độ ẩm trong không khí, như nước mưa, sương mù và sương, với cảm hứng từ cấu trúc tự nhiên như gai xương rồng và tổ mối. Cấu tạo hình nón mang lại sự bền chắc và thuận tiện trong việc đóng gói, vận chuyển, cũng như tránh thu hút những chú chim “tinh nghịch”.
Warka Water chỉ là một công cụ có thể cung cấp nước sạch trong một số khu vực xa xôi như miền núi, nơi hệ thống đường ống dẫn nước tiêu chuẩn khó lắp đặt và nơi không có giếng nước, chứ đây chưa phải là giải pháp cho tất cả các vấn đề liên quan đến nước hiện đang tồn tại ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nó cũng cho thấy, không phải lúc nào cũng phải làm ra các công trình
Để hoàn thiện dự án, họ đã lựa chọn các khu vực ở Ethiopia để khởi động các thử nghiệm đầu tiên. Các tiêu chí quan trọng nhất là thiếu nước sinh hoạt và các nhu cầu cấp bách của cộng đồng. Các yếu tố quan trọng khác liên quan đến môi trường địa phương, như áp suất, nhiệt độ trung bình, độ ẩm, điểm tụ sương, và lượng mưa có thể.
Trong dự án này, bên cạnh mỗi tháp sẽ trồng một cây mới Warka mà nó sẽ được tưới bằng nước do tháp tạo ra, cũng như thành lập một đội để bảo trì tháp. Với thời gian, cây mới này sẽ không chỉ chống lại các tác động tiêu cực của việc phá rừng đang gia tăng, mà sẽ giúp tạo ra một môi trường tốt hơn cho hoạt động của tháp Warka Water, tạo độ ẩm thuận lợi cho sản xuất nước của tháp.
Như đã thấy, Warka Water đúng là một phát minh dành riêng cho người nghèo. Nó được làm từ những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và dễ kiếm: tre hoặc trúc, lại có cấu tạo cực kỳ dễ di chuyển nên có thể lắp đặt cả ở những nơi thiếu nguyên vật liệu sẵn có. Tuy nhiên, hạn chế duy nhất của Warka water có lẽ là giá thành - khoảng 1000 USD, tương đương hơn 22 triệu VNĐ. Đây là một con số không lớn, nhưng cũng không nhỏ đối với những ngôi làng còn nghèo trên thế giới.
Ở một góc độ khác, thứ phát minh này mang lại không chỉ là nước, mà còn có tác dụng bảo vệ môi trường, dùng để tưới tiêu, trồng rừng và xây dựng hệ sinh thái. Bởi vậy, các chuyên gia đã hy vọng rằng với nó, người dân tại các nước nghèo có thể nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, qua đó hạn chế những hành động tàn phá rừng vốn đang là vấn nạn tại những quốc gia này.
Warka water vẫn đang dừng ở giai đoạn thử nghiệm, được xây dựng vào giữa năm 2015 tại Ethiopia, quốc gia khan hiếm nước sạch trầm trọng trên thế giới, và cho kết quả rất khả quan.
Với kết quả còn khiêm tốn phải tiến hành nhiều thử nghiệm khác, tuy nhiên Warka water khiến chúng ta có thể hy vọng vào nguồn nước và tương lai tươi sáng cho các quốc gia còn khan hiếm nước sạch, trong đó có Việt Nam.
Tổng hợp