Vietnam Airlines muốn mua lại toàn quyền khai thác nhà ga T1 Nội Bài

03/03/2015 15:00

Đề nghị của Tổng công ty Hàng không Việt Nam được gửi tới Bộ Giao thông vận tải cuối tuần trước, chỉ một ngày sau cuộc họp triển khai đề án huy động vốn.

 

Đề nghị của Tổng công ty Hàng không Việt Nam được gửi tới Bộ Giao thông vận tải cuối tuần trước, chỉ một ngày sau cuộc họp triển khai đề án huy động vốn xã hội hóa đầu tư, kết nối hạ tầng hàng không của ngành này.

 

Theo văn bản được Chủ tịch Vietnam Airlines - Phạm Viết Thanh ký, hãng mong muốn được nhượng quyền khai thác nhà ga T1 của Sân bay Nội Bài (Hà Nội), khu vực hiện chỉ phục vụ các chuyến bay nội địa, sau khi nhà ga T2 đi vào hoạt động. Nguồn tin từ hãng này cho biết phần xin chuyển nhượng không bao gồm sảnh E - khu vực mới được xây dựng thêm khi chờ nhà ga T2 hoàn tất và không có hệ thống ống lồng, đưa khách ra máy bay.

 

 

Vietnam Airlines muốn được nhượng quyền khai thác nhà ga T1 của sân bay Nội Bài, trừ sảnh E

 

Một điểm gây chú ý đó là Vietnam Airlines đề xuất mua trực tiếp theo quy định định giá hiện hành, chứ không đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác có thời hạn. “Tại nhiều nước trên thế giới, hiện rất phổ biến việc các hãng hàng không lớn có nhà ga riêng tại sân bay căn cứ, để phục vụ riêng các chuyến bay, hành khách của mình. Hình thức này phù hợp với chủ trương xã hội hóa cơ sở hạ tầng sân bay của Bộ GTVT”, văn bản trên nêu rõ.

 

Nếu được mua theo hình thức chỉ định, Vietnam Airlines sẽ huy động phần vốn tự có cũng như các doanh nghiệp khác và không loại trừ nguồn từ những công ty, cá nhân bên ngoài..., qua đó nâng cao chất lượng hoạt động hàng không và phi hàng không.

 

Cách đây không lâu, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hàng không Vietjet Nguyễn Thanh Hùng đã có văn bản gửi Bộ GTVT, đề xuất được Bộ nhượng quyền khai thác thương mại toàn bộ nhà ga hành khách T1 tại CHK quốc tế Nội Bài trong thời hạn 20 năm. Hãng này hiện khai thác chủ yếu tại sảnh E, trong khi tại khu vực còn lại (sảnh A, B), Vietnam Airlines đang có số quầy làm thủ tục áp đảo.

 

 

Sảnh E mới được xây thêm năm 2013 là vị trí được Vietjet khai thác chủ yếu

 

Theo đại diện Vietjet, đề xuất mua lại toàn bộ T1, song trong trường hợp chỉ được quyền khai thác sảnh E, hãng sẽ phải làm nhiều việc để cải tạo lại  như bổ sung ống lồng, điều hòa, ghế ngồi... "Những hành khách đến sảnh E sau 10h thường không có nước uống vì hàng quán đóng cửa hết. Do đó, chúng tôi cũng sẽ phải bổ sung thêm trụ nước cho khách", đại diện hãng nói.

 

Theo các chuyên gia trong ngành hàng không, kiến nghị rốt ráo của 2 hãng hàng không chiếm trên 85% thị phần nội địa cho thấy sức hấp dẫn của đề xuất xã hội hóa sân bay mà Bộ trưởng Giao thông đưa ra trước đó. Tuy vậy, khi phát động chủ trương này vào cuối tháng 2, câu chuyện thí điểm nhượng quyền cũng mới chỉ được lãnh đạo ngành giao thông dừng ở mức “đầu bài” với các đơn vị chức năng.

 

“Đây mới là chủ trương thí điểm, còn cụ thể thế nào, nhượng quyền sân bay nào thì sau khi Bộ hoàn thiện đề án, sẽ có báo cáo xin ý kiến Chính phủ”, Bộ trưởng Thăng khẳng định.

 

Quang Phong - Skcs.vn (tổng hợp)

Các tin khác

Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025

Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường

Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10

Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm

Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội

Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM

Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19

Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương

Quản lý và xử lý chất thải rắn

Đoàn Thị Hương đã được trả tự do, chuẩn bị về nước