Văn hóa ẩm thực của người Hàn Quốc

20/07/2016 10:38

Sau đây là đôi nét về văn hóa ẩm thực của người Hàn Quốc.

Hàn Quốc là quốc gia có nền ẩm thực phong phú và đa dạng mang màu sắc riêng biệt mà không thể bị trộn lẫn ở bất cứ đâu. Đặc biệt, những món ăn Hàn Quốc được trang trí tinh tế, đẹp mắt mà còn đậm đà hương vị truyền thống dân tộc. Sau đây là đôi nét về văn hóa ẩm thực của người Hàn Quốc.

Về bữa ăn truyền thống:

Một bữa ăn Hàn Quốc điển hình bao gồm cơm, canh, món phụ và một món chính.

Hương vị của các món ăn từ rất nhiều gia vị khác nhau tạo nên những món ăn thơm ngon tuyệt hảo.

Ngoài ra, món ăn Hàn Quốc còn có rất nhiều vitamin, các loại gia vị như hành, tỏi, ớt đỏ, gừng, mù tạt, giấm và xì dầu được sử dụng một cách hào phóng. Chúng được nấu bằng dầu vừng, thứ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn mang lại một hương vị rất đặc trưng cho món ăn.

Giống như hầu hết những quốc gia Đông Á khác, lương thực chính ở Hàn Quốc là gạo. Món ăn chính của họ là cơm. Ngoài việc nấu cơm với gạo, người ta thường độn thêm lúa mạch, bắp, kê, bobo hay đậu. Thức ăn chủ yếu là các loại rau xanh luộc tái, xào hoặc tẩm, trộn gia vị như dưa chuột muối, rau sống trộn…; canh có nhiều nước dùng và thành phần chính là thịt, rau, cá, rong biển, xương hay lòng bò, lòng heo; các món hầm…

Một món ăn luôn có mặt trong mỗi bữa ăn của người Hàn Quốc, đó là kim chi. Tùy vào khí hậu của từng vùng mà mỗi loại kim chi có phong cách, hương vị riêng. Ở những vùng ấm áp, ớt bột được cho vào nhiều hơn để kim chi không bị hư. Vùng phía Bắc, người ta thường muối kim chi nhạt hơn và cũng ít cay hơn. Ngoài ra, một số loại kim chi không trộn với ớt bột mà được ngâm trong những dung dịch tạo vị khác.

Khởi nguồn từ món Kim Chi là đất nước Hàn không có nhiều loại rau, vào mùa đông giá lạnh cây cỏ thường chết hết vì thế nên người ta phải muối Kin Chi để dành ăn dần. Có tới 200 loại Kim Chi và người Hàn có câu: “Ăn một bữa không có kim chi giống như đi bộ mà không có chân vậy”. Kim Chi rất giàu vitamin và là món ăn nổi tiếng nhất Hàn Quốc. Món ăn này giờ đã nổi tiếng và trở nên phổ biến trên toàn thế giới. 

Một bữa ăn chính thường được bắt đầu với rất nhiều món khai vị đầy đặn và dinh dưỡng. Sau đó, là những món phụ được bày ra cùng với cơm. Nguyên liệu của món khai vị và món phụ thay đổi theo mùa.

Về văn hóa ứng xử trong khi dùng bữa:

Dù sống trong thế giới hiện đại nhưng người Hàn vẫn rất chú trọng những quy tắc ứng xử khi dùng bữa.

1. Chờ được ngồi: Sau khi người lớn tuổi nhất đã ngồi xuống.

2. Trước khi bắt đầu ăn: Sẽ rất lịch sự nếu bạn nói bạn đang mong đợi bữa ăn, đặc biệt là khi ở nhà người khác.

3. Bắt đầu bữa ăn: Đợi người lớn tuổi nhất nâng đũa trước.

4. Trong bữa ăn: Đừng bao giờ khoác lác trong bàn ăn.

5. Đừng ăn quá vội hay quá ề à: Ăn cùng tốc độ với mọi người, đặc biệt là người lớn tuổi nhất.

6. Bát ăn cơm và canh: Không nên cầm bát canh hay cơm (khác với Trung Quốc và Nhật Bản)

7. Đừng chấm 2 lần: Bữa ăn Hàn có rất nhiều món phụ ăn chung, vì thế đừng chấm lại món ăn sau khi đã cho vào bát.

8. Rót đồ uống: Rót cho người khác trước, đặc biệt là bậc tiền bối.

9. Lời mời rượu: Từ chối lời mời rượu đặc biệt là lời mời của người lớn hơn là không lịch sự.

10. Nhận thức ăn hay đồ uống: Khi bậc tiền bối rót đồ uống hay gắp thức ăn cho, giữ cốc hay bát bằng cả hai tay.

Các món ăn được người Hàn Quốc ưa chuộng:

- Các món nướng như: gà, thịt bò, thịt lợn mọi. Đâu đâu bạn cũng gặp các món ăn này. Tuy nhiên ở Hàn Quốc thịt bò vô cùng đắt vì vậy người Hàn chỉ dùng chúng trong các buổi lễ quan trọng, phần đa người dân dùng thịt bò của Úc

- Các món lẩu: Đặc trưng là lẩu nấm

- Thịt chó giờ cũng đã ít ăn hơn

Về văn hóa uống rượu của người Hàn Quốc:

Thức uống đặc trưng của người Hàn là rượu Sochu. Người Hàn người ta tin rằng một khi bạn uống Sochu với ai, họ và người đó sẽ trở thành bạn cả đời.

Cách uống rượu Sochu của người Hàn rất hay. Rượu phải được người khác rót cho mình. Việc làm này nhằm nâng cao sự cảm thông và tình bạn với nhau giữa những người trong bàn rượu.

Theo phong tục Hàn, việc cầm hai tay để đưa hay nhận một vật gì đó được xem là một hành động bày tỏ lòng kính trọng. Và theo đó, nếu ly của một người được một người ở vai bậc cao hơn rót rượu cho, thì người đó nên giữ ly bằng cả 2 tay. Và ngược lại, nếu người trẻ rót rượu cho người lớn hơn, thì người rót rượu cũng phải cầm bình rượu bằng 2 tay. Phong tục này gần như có mặt tại mọi xã hội phương Đông không kể gì chỉ riêng ở người Hàn.

Khi rót rượu, tay phải giữ lấy bình rượu và tay trái đụng vào cổ tay phải; cách giữ bình rượu kiểu này nhằm giữ cho tay áo khỏi chạm bàn hay thức ăn trên bàn.

Tương tự, khi nhận ly rượu, để ly rượu nằm trong lòng bàn tay trái và dùng tay phải để giữ ly, có lẽ cúi đầu xuống chút đỉnh để tỏ lòng kính trọng. Bạn cũng có thể giữ ly rượu theo cùng cách khi rót rượu. Rót và nhận chỉ bằng tay phải thường được người lớn hơn, hay những người bằng nhau, tiếp đãi người khác trong các tình huống bình thường.

Văn hóa ẩm thực này vẫn được người dân Hàn Quốc coi trọng và giữ gìn đến ngày nay.

Văn hóa ẩm thực của người Hàn Quốc

suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác

Thời điểm đi Dubai phù hợp nhất, những kinh nghiệm ẩm thực đáng giá

Cẩm nang những điều cần biết khi đi du lịch Dubai

Những điều cần biết khi lần đầu du lịch Hà Lan

Trải nghiệm top 5 onsen nổi tiếng Nhật Bản

Ghé thăm Sendai, bạn sẽ thấy Nhật Bản hoàn toàn mới lạ

Tham quan quê hương của trái đào và ngọn núi Phú Sĩ nổi tiếng

Ryokan loại hình lưu trú tuyệt vời tại Nhật Bản, đừng bỏ lỡ

Ghé thăm nhà thờ thánh Basil thiêng liêng ở Nga

Trải nghiệm đêm trắng ở xứ sở bạch dương xinh đẹp

Lạc bước vào thiên đường cây xanh ngay giữa Mátxcơva, Nga