Uber đứng trước nguy cơ bị thu hồi giấy phép tại Việt Nam

17/03/2015 10:42

Uber được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn và nghiên cứu thị trường nhưng doanh nghiệp lại tham gia trực tiếp điều hành vận tải hành khách.

 

Trong báo cáo vừa gửi Chủ tịch UBND TP HCM và Bộ trưởng Giao thông Vận tải, Hiệp hội taxi TP HCM kiến nghị các cơ quan Chính phủ và thành phố “cần có hành động dứt khoát” với hoạt động của Uber. Cụ thể, với lãnh đạo Thành phố, Hiệp hội đề nghị xem xét thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu Uber vẫn cố tình hoạt động trái với giấy phép.

 

Dẫn kết quả thanh tra mới đây của Sở Giao thông TP HCM, văn bản chỉ rõ, Uber được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn và nghiên cứu thị trường nhưng doanh nghiệp lại tham gia trực tiếp điều hành vận tải hành khách theo một quy trình khép kín như hoạt động của các hãng taxi truyền thống.

 

 

Các hãng taxi cho rằng Uber đang hoạt động trái phép tại Việt Nam.

 

Văn bản cũng dẫn chứng một loạt nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan gần đây cũng đã có thái độ cứng rắn với Uber để bảo vệ kỷ cương trong kinh doanh vận tải của nước họ.

 

Đại diện giới kinh doanh taxi tại TP.HCM lý giải, họ đề xuất như trên “không chỉ vì quyền lợi của các hãng taxi truyền thống mà còn góp phần đấu tranh bảo vệ kỷ cương phép nước, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”.

 

“Đáng ra Uber chỉ nên ký hợp đồng chuyển giao phần mềm ứng dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp có chức năng kinh doanh hợp pháp. Nhưng không dừng lại ở đó, công ty này tiếp tục trực tiếp điều hành kinh doanh mạng lưới vận tải khách như một hãng taxi chui”, văn bản chỉ rõ.

 

Các doanh nghiệp taxi tố cáo, hiện tại Uber vẫn tích cực tuyển dụng lái xe, tổ chức tập huấn, quy định việc thưởng phạt cho lái xe và thực hiện việc bảo kê cho lái xe vi phạm thông qua việc cấp tiền nộp phạt cho lái xe khi bị cơ quan chức năng xử lý...

 

 

Ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc điều hành Uber Việt Nam từng khẳng định công ty không hoạt động trái phép.

 

Hiệp hội nhận định, tất cả đối tác ký hợp đồng với Uber đều lập lờ về tính hợp pháp trong kinh doanh vận tải như vận chuyển hành khách có thu cước nhưng không đủ điều kiện hành nghề taxi, không có chỉ dẫn thương hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành. Vào giờ thấp điểm, Uber áp dụng mức cước thấp hơn 15-20% với taxi truyền thống nhưng vào giờ cao điểm, ngày lễ thì tính cước cao gấp 2,5 lần so với giờ thấp điểm.

 

Bên cạnh đó mối quan hệ giữa Uber với chủ xe không minh bạch, không dựa trên cơ sở pháp luật Việt Nam. Các bên đều chỉ chăm chú phân chia quyền lợi mà không rõ ràng về nghĩa vụ như thuế, phí, về hình sự, dân sự, bảo hiểm khi xảy ra tai nạn... cho nên chắc chắn thiệt hại cuối cùng sẽ thuộc về khách hàng khi xảy ra sự cố.

 

Trước đó, Uber đã khẳng định với Sở Giao thông vận tải TP.HCM rằng vì còn mới mẻ nên có thể đối tác của họ tại Việt Nam còn nhiều thiếu sót trong quá trình vận hành nhưng “vẫn tuân thủ pháp luật”.

 

Quang Phong - Skcs.vn (tổng hợp)

Các tin khác

Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025

Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường

Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10

Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm

Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội

Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM

Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19

Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương

Quản lý và xử lý chất thải rắn

Đoàn Thị Hương đã được trả tự do, chuẩn bị về nước