Trẻ làm việc nhà, hoạt động gia đình gắn kết các thành viên theo quan niệm của người Nhật

02/12/2014 11:18

Cùng chuyên mục Giáo dục của Skcs.vn tìm hiểu hoạt động gia đình giúp gắn kết các thành viên theo quan niệm của người Nhật.

 

Tôi và chồng gặp nhau tại một ngôi làng miền núi ở Nhật Bản, lúc đó, chúng tôi đều là sinh viên học về ngôn ngữ ở Mỹ. Sau khi kết hôn, sự nghiệp của chồng đã đưa chúng tôi trở lại Nhật, và sau 5 năm sinh sống, nuôi dạy các con, chúng tôi quay trở về Mỹ nhưng vẫn thường xuyên ghé thăm nơi đây vào mỗi mùa hè.

 

Một khía cạnh của văn hóa Nhật Bản đã ảnh hưởng đến chúng tôi, đó là làm thế nào để các thành viên trong gia đình có thể trở nên gần gũi với nhau hơn. Một trong những cách để tạo lập sợi dây tình cảm đó, chính là để con cái làm việc nhà – điều mà ban đầu chúng tôi đã không nhận ra và vô tình bỏ qua nó.

 

 

Việc nhà là một hoạt động gắn kết ư? Tôi và chồng đã tiếp xúc với vô vàn những phương pháp làm cha mẹ kiểu Mỹ (tôi đến từ Pennsylvania, còn chồng đến từ New York) và thật khó để tin rằng lại có thể mong chờ gì từ lũ trẻ. Con trai tôi Daniel có một cậu bạn tên là Taka, 10 tuổi. Cậu bé đã biết cách dọn dẹp phòng tắm mỗi tuần kể từ khi học lớp hai. Mẹ của Taka giải thích cho tôi: “Ở Nhật, chúng tôi có một niềm tin vững chắc rằng, bất cứ cá nhân nào đều không phải là gánh nặng cho những người khác trong xã hội”. Em gái của Taka chỉ mới 6 tuổi mà đã biết rửa rau và dọn sạch thùng rác khi mới học mẫu giáo.

 

Cha mẹ và những giáo viên người Nhật tin rằng, trẻ em luôn có khả năng và cách nuôi dạy chúng như thế nào là tùy thuộc vào trách nhiệm của người lớn. Trẻ nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo (4-5 tuổi) đã có thể tự chuẩn bị cả một bữa ăn cho cha mẹ (chúng cắt khoai tây và cà rốt). Giáo viên của con trai tôi thường xuyên giao “bài tập” này cho học sinh: Hãy viết ra 5 điều bạn có thể làm để giúp đỡ gia đình trong ngày hôm nay. Điều này đã được chúng áp dụng rất tốt và triệt để. Hàng ngày ở trường, trẻ em Nhật luôn tự phục vụ bữa trưa cho mình và lấy chổi để làm sạch sau đó. Chính vì vậy, chúng tôi không còn cảm thấy tồi tệ khi phải mong chờ các con làm bữa ăn cho mình nữa. Ngược lại, chúng tôi bắt đầu mong đợi chúng biết cách gập quần áo và rửa bát một cách ý thức hơn.

 

Thực tế, ý tưởng của tôi về việc thúc đẩy sự gần gũi trong gia đình đã vượt ra ngoài tình cảm âu yếm và những ghi chú giấu trong hộp ăn trưa. Những gì tôi nhìn thấy bây giờ - như một cách hữu hiệu nhất để kết nối các thành viên, là nhìn thấy sự chăm chỉ của lũ trẻ. Chúng tôi tin, tất cả mỗi cá nhân đều có thể đóng góp một phần trong việc chăm sóc người khác và điều đó hoàn toàn không phải vấn đề đáng xấu hổ gì.

 

An Nguyên – Skcs.vn (Theo Parenting)

Các tin khác

Học sinh lưu ý những mốc thời gian kế hoạch năm học 2019-2020 đã điều chỉnh

Bộ GD&ĐT sửa đổi mốc thời gian quan trọng năm học 2019-2020, học sinh cần nắm rõ

Lịch học học cả nước tiếp tục điều chỉnh do dịch Covid-19

Dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT tiếp tục điều chỉnh khung thời gian kết thúc năm học 2019-2020

Dịch Covid-19, 150 trường tư thục kêu cứu vì cạn kiệt tài chính, có nguy cơ phá sản

Phòng học chiếu sáng đạt chuẩn phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Bài văn tả bố được cô giáo chấm 9,5 điểm gây sốt mạng xã hội

Bộ giáo dục quyết định giảm 33% tổng chỉ tiêu đào tạo sư phạm trên cả nước

Phương pháp mới: Dùng người máy giúp học sinh ôn thi đại học

Top 10 ĐH đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất thế giới