Trắc nghiệm lịch sử 7 đề cương ôn thi học kỳ 1 chi tiết có đáp án
Trắc nghiệm lịch sử 7 đề cương ôn thi học kỳ 1 chi tiết có đáp án chính xác nhất
Trắc nghiệm lịch sử 7 Đề cương ôn thi học kỳ 1 chi tiết có đáp áp chi tiết
ôN TẬP BÀI Bài 15: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUANN XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077)
Câu 1: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?
A. Đánh du kích
B. Phòng thủ
C. Đánh lâu dài
D. "Tiến công trước để tự vệ"
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Vậy đó là trận đánh nào?
A. Trận Bạch Đằng năm 981
B. Trận đánh châu Ung, châu Khâm và châu Liêm (10-1075)
C. Trận Như Nguyệt (1077)
D. Cả ba trận trên
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước?
A. Đánh hai nước Liêu - Hạ.
B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ.
C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ.
D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là:
A. đánh vào cơ quan đầu não của quân Tống
B. đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.
C. đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch
D. đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Tại sao Lý Thường Kiệt là chủ động giảng hòa?
A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước là truyền thống nhân đạo của dân tộc
B. Lý thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống
C. Để bảo toàn lực lượng của nhân dân
D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì?
A. Tiến đánh các nước Liêu – Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt.
B. Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước.
C. Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt.
D. Gây hấn ở biên giới Việt Trung.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Cánh quân bộ của quân Tống tiến sang Đại Việt do ai chỉ huy?
A. Quách Quỳ, Triệu Tiết
B. Hòa Mâu, Ô Mã Nhi
C. Liễu Thăng, Triệu Tiết
D. Hầu Nhân Bảo, Vương Thông
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Vào thời gian nào quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta?
A. Cuối năm 1076
B. Đầu năm 1077
C. Cuối năm 1075
D. Đầu năm 1076
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?
A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng trong nước.
B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam.
D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Đâu không là lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc?
A. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long
B. Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh
C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước
D. Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Thất thủ ở thánh Ung Châu, tướng nào của nhà Tống phải tự tử?
A. Tô Giám
B. Quách Quỳ
C. Triệt Tiết
D. Hòa Mâu
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?
A. Tập chung tiêu diệt nhanh quân Tống.
B. Ban thưởng cho quân lính.
C. Sáng tác bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
D. Cả 3 ý trên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Tước vị cao nhất của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là gì?
A. Vua
B. Thái úy
C. Thái sư
D. Tể tướng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau?
A. Nhà Lý đã đưa ra được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo.
B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù.
C. Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm.
D. Sự đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”? Đó là câu nói của ai?
A. Trần Quốc Tuấn
B. Trần Thủ Độ
C. Lý Thường Kiệt
D. Lý Công Uẩn
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?
A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa.
C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh.
D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống đã thực hiện những biện pháp gì?
A. Xúi dục vua Cham –Pa đánh lên từ phía nam
B. Ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước
C. Dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở biên giới
D. Tất cả các ý trên
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18:
Câu 19: Trên cơ sở phân tích diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) cho biết tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý là gì?
A. Nhân đạo
B. Nhân văn
C. Chủ động
D. Bị động
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Năm 1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào cửa nhà Tống?
A. Thành Châu Khâm
B. Thành Châu Liêm
C. Thành Ung Châu
D. Tất cả các căn cứ trên
Đáp án cần chọn là: D
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT BÀI 13: NƯỚC ĐẠI VIỆT THẾ KỈ XIII
Câu 1: Thời Trần bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ
A. Quân chủ trung ương tập quyền
B. Phong kiến phân quyền
C. Quân chủ lập hiến
D. Quân chủ đại nghị
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Vua nhường ngôi cho con, xưng là Thái Thượng hoàng cùng trông xem việc nước. Đó là việc làm dưới thời nào?
A. Lý.
B. Đinh.
C. Tiền Lê.
D. Trần.
Câu 3: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân kiến nhà Lý sụp đổ?
A.Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.
B. Hạn hán, lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân cực khổ. Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.
C. Quân Tống tiến công xâm lược nước ta và lật đổ nhà Lý.
D.Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy chống lại triều đình.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Hình thức phân phong tước hiệu và ruộng đất cho quý tộc dưới thời Trần được gọi là?
A. Phong vương hầu, ban lộc điền
B. Phong vương hầu, ban thực ấp thực phong
C. Phong vương hầu, ban thái ấp
D. Phong vương hầu, ban điền trang
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Vua Trần vẫn để chuông ở thềm điện nào cho dân đến kêu oan khi cần?
A. An phủ sứ.
B. Long Trì.
C. Long Biên.
D. Thăng Long.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Nhà Trần đặt thêm chức gì để trông coi đốc thúc việc đắp đê?
A. Đồn điền sứ.
B. Không hề có chức vụ gì để trông coi việc đắp đê.
C. Khuyến nông sứ.
D. Hà đê sứ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi, phát triển sản xuất?
A. Tích cực khai hoang.
B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.
C. Lập điền trang.
D. Tích cực khai hoang, lập điền trang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Quân đội nhà Trần được phiên chế thành những bộ phận nào?
A. Cấm quân và bộ binh
B. Bộ binh và thủy binh
C.Cấm quân và quân ở các lộ
D. Quân trung ương và quân địa phương
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Cơ quan nào của nhà Trần đảm nhiệm việc viết sử?
A. Quốc sử viện.
B. Sử học.
C. Quốc sử quán.
D. Viện sử học.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Nhà Trần đặt thêm cơ quan gì để coi việc chữa bệnh trong cung vua?
A. Thái y quán.
B. Thái y viện.
C. Phủ thái y.
D. Viện y học.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Triều đình nhà Trần đặt thêm cơ quan gì để nắm sự vụ của họ hàng tôn thất?
A. Tôn nhân phủ.
B. Sự vụ viện.
C. Phủ sự vụ.
D. Lại phủ.
Câu 12: Biểu hiện nào không chứng tỏ sự khủng hoảng của nhà Lý cuối thế kỷ XII?
A. Quan lại không chăm lo đời sống nhân dân chỉ ăn chơi sa đọa
B. Thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra
C. Phong trào đấu tranh của dân nghèo nổi lên khắp nơi
D. Vua Lý Huệ Tông không có người nối dõi
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Dưới thời nhà Trần, triều đình đặt thêm chức gì để đảm nhiệm theo dõi các đồn điền?
A. Phủ đồn điền.
B. Đồn điền sứ.
C. Đồn điền viện.
D. Khuyến nông sứ.
Câu 14: Thời nhà Trần Thăng Long có mấy phố phường
A. Thăng Long có 61 phố phường.
B. Thăng Long có 51 phố phường.
C. Thăng Long có 36 phố phường.
D. Thăng Long có 63 phố phường.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Ý nào không phản ánh bối cảnh thành lập nhà Trần đầu thế kỉ XIII?
A. Thành lập trong bối cảnh nhà Lý suy yếu
B. Thế lực họ Trần lớn mạnh trong triều đình
C. Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng
D. Trần Thủ độ tiến hành đảo chính, đưa Trần Cảnh lên ngôi
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Đứng đầu các lộ phủ là ai
A. Chánh phó An Phủ Sứ
B. Quốc sử viện
C. Tri phủ
D. Tri huyện
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Trần như thế nào?
A. Nhà nước cấm buôn bán, họp chợ.
B. Buôn bán trong nước phát triển, buôn bán với nước ngoài chưa hình thành.
C. Buôn bán trong nước và với nước ngoài đều phát triển.
D. Nhà nước khuyến khích họp chợ nhưng hạn chế ngoại thương.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời Trần?
A. Đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang mở rộng diện tích
B. Cho đắp đê Đỉnh Nhĩ
C. Đặt chức Hà đê sứ để trông coi, đốc thúc việc đắp đê
D. Ban hành phép quân điền
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với các triều đại trước?
A. Được tổ chức quy củ, đầy đủ hơn, quyền lực tập trung lớn vào tay nhà vua, quý tộc Trần nắm giữ hầu hết những vị trí trong triều đình.
B. Được hoàn thiện, quyền lực tập trung toàn bộ vào tay nhà vua
C. Vẫn còn đơn giản, quyền lực của nhà vua bị hạn chế
D. Được tổ chức quy củ hơn, đội ngũ quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua con đường thi cử
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Điểm giống nhau trong chính sách tổ chức quân đội thời nhà Lý so với thời nhà Trần là
A. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
B. Thực hiện nền quốc phòng toàn dân.
C. Xây dựng theo chủ trương “đông đảo, tinh nhuệ”.
D. Xây dựng theo chủ trương “cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Triều Trần đã sáng tạo ra một chế độ chính trị đặc biệt trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam là
A. Chế độ “ngụ binh ư nông”
B. Chế độ Thương hoàng- quan gia
C. Chế độ quân chủ quý tộc
D. Chế độ điền trang- thái ấp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Nhà Trần được thành lập năm bao nhiêu?
A. Năm 1225.
B. Năm 1226.
C. Năm 1227.
D. Năm 1228.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?
A. Chế độ Thái thượng hoàng.
B. Chế độ lập Thái tử sớm.
C. Chế độ nhiều Hoàng hậu.
D. Chế độ Nhiếp chính vương.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Quân đội nhà Trần được tổ chức theo chủ trương nào?
A. Lực lượng càng đông càng tốt.
B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
C. Chỉ tuyển chọn những người thật tài giỏi.
D. Chỉ sử dụng quân đội của các vương hầu họ Trần.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25: Điền trang là gì?
A. Đất của công chúa, phò mã, vương hầu do nông nô khai hoang mà có.
B. Đất của vua và quan lại do bắt nông dân khai hoang mà có.
C. Đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có.
D. Là ruộng đất công của Nhà nước cho nông dân thuê cày cấy.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26: Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần có tên là
A. Hình thư
B. Quốc triều hình luật
C. Luật Hồng Đức
D. Hoàng Việt luật lệ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27: Các xưởng thủ công nhà nước không sản xuất những mặt hàng gì?
A. Chế tạo vũ khí, đóng thuyền.
B. Khai thác vàng, đúc đồng.
C. Đồ tơ lụa, quần áo cho vua quan.
D.Đúc tiền.
Đáp án cần chọn là: B
ĐỀ CƯƠNG CHÍ TIẾT BÀI 14 BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN NGUYÊN MÔNG
Câu 1: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?
A. Trả lại thư ngay.
B. Bắt giam vào ngục.
C. Tỏ thái độ giảng hoà.
D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Vào Đại Việt, quân Mông Cổ bị chặn đánh đầu tiên tại đâu?
A. Chương Dương.
B. Quy Hoá.
C. Bình Lệ Nguyên.
D. Các vùng trên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ của quân dân nhà Trần gắn liền với tên tuổi của ai?
A. Trân Thái Tông.
B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Thánh Tông.
D. Câu a và b đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long, vua Trần cho quân về vùng nào?
A. Thiên Mạc (Duy Tiên - Hà Nam).
B. Quy Hoá (Yên Bái - Lào Cai).
C. Đồng Bộ Đầu (bên sông Hồng, phố Hàng Than - Hà Nội).
D. Tất cả các vùng trên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Mông Cổ là nưóc nằm ở châu lục nào?
A. Châu Á.
B Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Châu Mĩ-La tinh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Đầu thế kỉ XIII, quân Mông Cổ đã làm gÌ?
A. Lo phòng thủ đất nước.
B. Mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận.
C. Mở rộng xâm lược khắp châu Á, châu Âu.
D. Không phải các ý trên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Năm 1257, vua Mông Cổ quyết định mở cuộc tân công lớn vào nước nào?
A. Đại Việt.
B. Nam Tống - Trung Quốc.
C. Thái Lan.
D. Cham-pa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Tướng nào của Mông Cổ chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt
A. Thoát Hoan.
B. Ô Mã Nhi.
C. Hốt Tất Liệt.
D. Ngột Lương Hợp Thai.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Ai là người cho quân đánh Cham-pa để làm bàn đạp tấn công nước Đại Việt vào thế kỉ XIII?
A. Thoát Hoan.
B. Ô Mã Nhi.
C. Ngột Lương Hợp Thai.
D. Hốt Tất Liệt.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Năm 1283, hơn một vạn quân Nguyên cùng 300 chiếc thuyền do ai chỉ huy xâm lược Cham-pa?
A. Thoát Hoan
B. Ô Mã Nhi
C. Toa Đô.
D. Hốt Tất Liệt
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, ai là người tự giương cao lá cờ: “Phá cường địch, báo hoàng ân”?
A. Trần Quốc Tuấn.
B. Phạm Ngũ Lão.
C. Trần Khánh Dư.
D. Trần Quốc Toản.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời điểm nào?
A. Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất.
B. Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.
C. Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba.
D. Cả ba thời kì trên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13:
Câu 14: Vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về họp bàn cách đánh giặc. Hội nghị mở vào năm nào?
A. 1258.
B. 1285.
C. 1259.
D. 1295.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua nhà Trần như thế nào khi quân Mông Cô vào Thăng Long?
A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.
B. “Vườn không nhà trống”.
C. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán.
D. Câu b và c đúng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Quân đội nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn đánh quân Mông Cổ tại đâu?
A. Quy Hoá.
B. Đông Bộ Đầu.
C. Chương Dương.
D. Hàm Tử.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của ai?
A. Trần Quốc Tuấn.
B. Trần Bình Trọng.
C. Trần Quốc Toản.
D. Trần Thủ Độ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Ngày 29 - 1 - 1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ của dân tộc ta, đó là ngày gì?
A. Quân Mông Cổ bị đánh ở Đông Bộ Đầu.
B. Quân Mông Cô thua trận, phải rời khỏi Thăng Long.
C. Quân Mông Cô gặp khó khăn ở Thăng Long.
D. Quân Mông Cổ bị đánh ở Vạn Kiếp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Tại Bình Lệ Quyên, trước thế giặc mạnh, vua Trần đã có quyết định như thế nào?
A. Lui quân để bảo toàn lực lượng
B. Dâng biểu xin hàng
C. Cho sứ giả sang cầu hòa, vừa chuẩn bih lực lượng phản công
D. Dốc toàn lực phản công
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Ai là người được giao trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?
A. Trần Quốc Tuấn
B. Trần Quốc Toản
C. Trần Quang Khải
D. Trần Khánh Dư
Đáp án cần chọn là: A
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT BÀI 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA THỜI TRẦN
Câu 1: Ruộng đất của qúy tộc, vương hầu gọi là gì?
A. Điền trang.
B. Thái ấp.
C. Tịch điền.
D. Thổ công.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp Đại Việt sau ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên là gì?
A. Bị tàn phá nặng nề nhưng được phục hồi nhanh chóng
B. Phương thức sản xuất mới được du nhập thúc đẩy kinh tế phát triển
C. Không bị ảnh hưởng
D. Bị tàn phá nặng nề, không thể phục hồi
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Thợ thủ công dưới thời Trần đã tập trung về đâu để lập ra các phường nghề?
A. Vân Đồn.
B. Vạn Kiếp.
C. Chương Dương.
D. Thăng Long
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài dưới thời Trần được đẩy mạnh ở đâu?
A. Thăng Long.
B. Chương Dương.
C. Vân Đồn.
D. Các vùng trên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Hai hình thức sở hữu ruộng đất phổ biến dưới thời Trần là:
A. ruộng đất công và ruộng đất tư hữu
B. ruộng đất công và ruộng chùa
C. ruộng đất tư và ruộng chùa
D. ruộng công và ruộng lộc
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Tầng lớp nào trong xã hội thời Trần có nhiều ruộng đất để lập điền trang, thái ấp?
A. Vương hâu, quý tộc.
B. Địa chủ.
C. Nông dân.
D. Nông dân tham gia kháng chiến.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Ai la thầy giáo, nhà Nho dưới thời Trần được triều đình trọng dụng nhất?
A. Trương Hán Siêu.
B. Chu Văn An.
C. Đoàn Nhữ Hài.
D. Phạm Sư Mạnh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Đâu là tầng lớp thấp kém nhất trong thời Trần?
A. nông dân
B. thợ thủ công
C. thương nhân
D. nông nô, nô tì
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Người đầu tiên dùng chữ Nôm để sáng tác văn học là ai?
A. Trần Quốc Tuấn.
B. Nguyễn Du.
C. Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên).
D. Nguyễn Trãi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Cơ quan chuyên viết sử thời Trần có tên là gì?
a. Quốc sử quán
b. Quốc sử viện
c. Ngự sử đài
d. Hàn lâm viện
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Những công trình kiến trúc nổi tiếng nào đã được xây dựng vào thời Trần?
A. Tháp Phổ Minh, chùa một cột
B. Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô
C. Tháp Phổ Minh, chùa Thiên Mụ
D. Tháp Phổ Minh, chùa Tây Phương
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Nhà y, được học lỗi lạc thời Trần đã nghiên cứu thành công nhiều loại cây có trong nước để chữa bệnh cho nhân dân. Ông là ai?
A. Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông)
B. Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh)
C. Phan Phu Tiên
D. Phạm Sư Mạnh
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Đâu không là tín ngưỡng cổ truyền của người Việt vẫn được bảo lưu dưới thời Trần?
A. thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc
B. sùng bái tự nhiên
C. phồn thực
D. sùng bái đạo Phật
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Biểu hiện chứng tỏ Nho giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là:
A. các nhà nho được phụ trách công việc ngoại giao.
B. các nhà nho được nhiều bổng lộc.
C. các nhà nho được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
D. các nhà nho được tham dự các buổi thiết triều.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần phát triển hơn thời Lý vì:
A. Nhà Trần được kế thừa các thành tựu văn hóa của các nước ĐNA.
B. Nhà Trần được kế thừa các thành tựu văn hóa của các nước châu Á.
C. Nhân dân phấn khởi, nhà nước quan tâm phát triển kinh tế, xã hội ổn định.
D. Nhà Trần được kế thừa các thành tựu văn hóa của các nước trên thế giới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Vì sao dưới thời Trần địa vị chính trị của Nho giáo ngày càng nâng cao?
A. nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị
B. đạo Phật lấn át quyền của nhà vua
C. nhân dân không ủng hộ đạo Phật
D. ảnh hưởng của đạo giáo và Phật giáo giảm dần
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Thời Trần, nhà nước độc quyền quản lí nghề thủ công nào?
A. Chế tạo vũ khí
B. Dệt vải
C. Đúc đồng
D. Làm giấy
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Tại sao văn học thời Trần đậm đặc tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc?
A. do nền kinh tế phát triển. tinh thần tự cường của dân tộc dâng cao
B. do đất nước liên tục phải đương đầu và đều đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù
C. di nền văn hóa dân tộc được xây dựng và phát triển mạnh mẽ
D. do Đại Việt vươn lên trở thành cường quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Tình hình văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm dưới thời Trần như thế nào?
A. Văn học chữ Hán suy tàn, văn học chữ Nôm phát triển mạnh mẽ.
B. Cả văn học chữ Hán và văn học dân gian đều phát triển mạnh mẽ.
C. Cả văn học chữ Hán và văn học dân gian đều không phát triển.
D. Văn học chữ Hán phát triển mạnh mẽ, văn học chữ Nôm bước đầu phát triển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục?
A. Mở các trường công để đào tạo con em quý tộc, quan lại
B. Định lệ thi thái học sinh 7 năm 1 lần
C. Quy định chọn tam khôi trong kì thi Đình
D. Dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu
Đáp án cần chọn là: D
Suckhoecuocsong.vn