Thận trọng với hình thức giao dịch qua email
tội phạm sử dụng công nghệ cao gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi.
Thời gian qua, tội phạm sử dụng công nghệ cao gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Trong một “thế giới phẳng”, khi mọi khoảng cách đều có thể xóa nhòa sau một cú click chuột thì chỉ với một chiếc máy tính cá nhân có kết nối mạng internet, nhiều đối tượng tội phạm đã dễ dàng thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia.
Việc giao dịch hay ký kết các hợp đồng kinh tế qua thư điện tử hay còn được gọi là email đang được các tổ chức, các doanh nghiệp hay thậm chí cá nhân các được sử dụng khá phổ biến đặc biệt là trong các hoạt động về xuất nhập khẩu nhưng điều này đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro từ chính các hacker trên mạng.
Phương thức hack email không mới lạ gì nhưng hàng năm vẫn có nhiều doanh nghiệp mất tiền oan bởi phương thức chiếm đoạt tiền tinh vi này trên mạng. Vừa qua, một giám đốc công ty điều hành Nhật Bản sang Việt Nam không phải sang mua hàng như những lần trước mà đến trình báo mong tìm lai số tiền hơn 7 nghìn đô của mình.
Nguyên nhân do Công ty của ông nhập các mặt hàng tiêu dùng từ Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam về Nhật để bán đã thực hiện hàng trăm thương vụ mua bán mỗi năm nhưng ông khăng định đây là lần đầu tiên gặp phải sự cố như thế này. Ông cho biết: phía đối tác của tôi nói là bị hacking tài khoản email giao dịch và nói không nhân được số tiền 7000 đô mà tôi đã chuyển.
Trước đó gần 1 năm công ty của ông này có làm việc với công ty QT Vĩ tuyến 17 ở Việt Nam để mua than củi, 4 tháng sau hợp đồng được ký với giá trị là trên 15.000 USD. Theo yêu cầu từ phía Việt Nam qua email ông đã chuyển trước 7200 USD được chia làm 2 lần nhưng lạ ở chỗ là bên phía Việt Nam yêu cầu chuyển vào 1 tài khoản khác ngoài hợp đồng. Đến thời hạn lấy hàng ông sang Việt Nam kiểm tra đơn hàng thì không ngờ phát hiện ra mình đã bị lừa vì phía công ty QT Vĩ tuyến 17 xác nhận không hề nhận được tiền cũng như bản hợp đồng mà ông đã gửi. Do đó, ông nhận định có người đã mạo danh đăng nhập vào tài khoản email rồi chiếm đoạt số tiền đặt cọc
Một trường hợp khác, công ty Cape Minerals Fze (UAE) bị chiếm đoạt 46.300 USD. Công ty UAE thường ký hợp đồng mua bán khoáng sản với Công ty TNHH Nhà nước MTV Khoáng sản Thừa Thiên Huế, trụ sở tại số 53 Nguyễn Gia Thiều, TP.Huế (Cty Humexco) trong nhiều năm qua. Phương thức giao dịch và thanh toán, Công ty Humexco sử dụng email của một nhân viên để liên lạc, gửi hợp đồng đến mail của Giám đốc Công ty UAE; tiền thanh toán vào tài khoản của công ty Humexco tại ngân hàng Sacombank.
Trong tháng 12-2014, công ty UAE đã ký 2 hợp đồng với Humexco và thanh toán vào tài khoản do Humexco chỉ định. Tuy nhiên, sau khi đã thanh toán đủ 46.300 USD theo hợp đồng mà hàng thì không nhận được, khi liên lạc lại, công ty UAE mới được đối tác thông báo không nhận được tiền.
Ngoài ra còn có công ty TNHH Languna Việt Nam thì có ký kết hơp đồng qua email với công ty Sport Tù Solutions Pte Ltd có địa chỉ tại Singapore để mua 20 xe điện dùng trong sân gôn, tổng trị giá hợp đồng là 89.000USD. Công ty đã thanh toán lô hàng trong 2 đợt, mỗi đợt 44.500 USD. Ngày 14-1-2015, Công ty Languna nhận được giấy báo hàng đến của Công ty TNHH Dịch vụ vận chuyển và thương mại An Khánh (có địa chỉ ở Hải Phòng) cho 2 lô hàng trên tại cảng Đà Nẵng. Nhưng do bên bán (công ty Sport Turf Solution Pte Ltd) chưa giao chứng từ gốc nên công ty Languna chưa thể nhận được hàng…
Lý giải vấn đề trên, chuyên gia chống mã độc của tập đoàn BKAV cho biết hệ thống máy tính bên phía Việt Nam có thể bị nhiễm mã đôc. Ông Sơn khẳng đinh đây là kiểu lừa đảo công nghệ cao tinh vi đang khá phổ biến hiện nay. Do đó, các chuyên gia đưa ra lời khuyên các doanh nghiệp cần giữ máy tính sạch không để nhiễm mã độc đồng thời giao dịch quốc tế với số tiền giao dịch lớn cần phải được xác nhận qua nhiều kênh như điện thoại video thay vì chỉ sử dung qua kênh email.
Tổng hợp