Sự khác biệt giữa thị trường chuyển nhượng trong nước và nước ngoài
Một sự đối lập giữa tâm lý của cầu thủ cũng như thị trường chuyển nhượng trong và ngoài nước.
Từ sự khác biệt về mong muốn giữa cầu thủ trong nước với cầu thủ nước ngoài chúng ta sẽ thấy cả một sự đối lập giữa tâm lý của cầu thủ cũng như thị trường chuyển nhượng trong và ngoài nước.
- Các cầu thủ Việt Nam thường muốn kết thúc hợp đồng để nhận các khoản bồi thường trong khi trên thế giới các cầu thủ luôn muốn gia hạn hợp đồng với câu lạc bộ mình đang đá để được tăng lương.
Người trả lương cho các cầu thủ của Việt Nam là người không mấy khi tiếp xúc trực tiếp với cầu thủ họ thông qua một người trung gian có thể là huấn luyện viên hoặc người điều hành đội bóng hoặc người môi giới, do vậy tiêu cực hay xảy ra ở các khâu này nếu những người này không đứng trên lợi ích của cả đội bóng mà họ đứng trên lợi ích cá nhân.
Tại nước ngoài thị trường chuyển nhượng diễn ra rất chuyên nghiệp. Những cuộc đàm phán về việc chuyển nhượng cầu thủ giữa các CLB thường diễn ra khá ngắn gọn và đơn giản bởi hầu hết các cầu thủ nổi tiếng đều có người đại diện của mình. Và các cuộc đàm phán nhỏ đã diễn ra trước đó. Người đại diện cầu thủ đưa ra những yêu cầu của thân chủ và sau đó, 2 CLB đưa ra những điểm thỏa thuận trong hợp đồng. Các vấn đề thường phát sinh trong qu á trình đàm phán bao gồm tiền lương, tiền thưởng của cầu thủ, các mức phụ phí cho CLB chủ quản. Vì thế khó xảy ra tiêu cực trong việc chuyển nhượng.
Thị trường chuyển nhượng cầu thủ Việt qua góc nhìn của người trong cuộc
Việt Thắng 15 năm sự nghiệp đã chơi cho 6 đội bóng khác nhau. Ở thời điểm hưng thịnh nhất của cầu thủ nội này sau chức vô địch năm 200,8 Việt Thắng đã về Bình Dương với hợp đồng lên tới 9 tỷ và theo anh phải chịu phí tổn một chút để hợp đồng trôi chảy là chuyện bình thường.
Mùa chuyển nhượng năm 2015 Hoàng Thịnh là cái tên được săn đón nhất . Có chuyên môn tốt, sắp hết hợp đồng với Sông Lam Nghệ An anh cho rằng những khoản lót tay để có được hợp đồng như mong muốn hoàn toàn là điều dễ hiểu.
Nhiều đội bóng muốn có thành tích nhanh mà không phải đào tạo cầu thủ, cầu thử muốn giàu nhanh bằng những khoản lót tay đó là một phần nguyên nhân của các bản hợp đồng đổ bể trên thị trường chuyển nhượng. Hiện tại, ở Việt Nam các cầu thủ vất vả hơn nhiều các cầu thủ nước ngoài bởi ngoài việc tập luyện họ còn phải tự lo cho việc chuyển nhượng của mình. Chúng ta chưa có các trung gian chuyên nghiệp có thể giúp họ.
Suckhoecuocsong.com.vn