Siêu máy tính đã có thể tự học, tự thu thập dữ liệu
dự án DeepMind của Google đã có khả năng tự học, tự phân tích và thu thập dữ liệu.
Hệ thống DNC (Differential Neural Computer) thuộc dự án DeepMind của Google đã có khả năng tự học, tự phân tích và thu thập dữ liệu.Thời đại trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) siêu thông minh sẽ điều khiển máy móc thay con người đang đến gần.
Điểm đột phá của hệ thống này là sử dụng bộ nhớ có sẵn của máy tính có kết nối với AI thông minh và một mạng lưới thần kinh nhân tạo có khả năng phân tích. Nhờ đó, các AI máy tính có khả năng lưu bộ nhớ ngắn hạn như của bộ não con người.
Giống như não bộ con người, hệ thống thần kinh nhân tạo cũng sử dụng một loạt kết nối để kích thích các trung tâm cần thiết, hoàn thành một nhiệm vụ.
Trong trường hợp này, AI được áp dụng để tìm kiếm giải pháp nhanh nhất, nhằm đi đến các kết quả mong muốn. Theo thời gian, nó sẽ sử dụng các dữ liệu thu được tự hình thành thuật toán. Nhờ đó tăng hiệu quả hơn trong việc tìm kiếm câu trả lời đúng.
Mục tiêu của DeepMind là giúp trí thông minh nhân tạo không chỉ hiểu máy tính muốn gì, mà còn hiểu được bộ não của loài người.
Mỗi ngày DeepMind sẽ "học" được một ít từ bộ não con người, dần dần khối kiến thức ấy sẽ tăng lên hàng trăm, hàng triệu lần. Thậm chí, trong tương lai, trí tuệ nhân tạo còn có thể giải mã được lâu đài tâm trí bí ẩn trong mỗi con người.
Tất nhiên, tùy thuộc vào quan điểm sống của mỗi người, việc AI đang phát triển với tốc độ chóng mặt vẫn là vấn đề gây tranh cãi.
Xét về mặt tích cực, AI ngày càng thông minh đồng nghĩa sức người được giảm thiểu.Nhưng về phía tiêu cực, đây có thể lại dẫn đến nhiều rắc rối không lường tới. Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ tới Skynet –biểu trưng trí thông minh nhân tạo do con người phát triển trong series phim Terminator, hay cỗ máy tương tự trong iRobot. Chẳng có gì đảm bảo rằng khi máy móc có thể suy nghĩ, chúng vẫn sẽ tuân theo lệnh của chúng ta.
Tổng hợp