Sau phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, Facebook tiếp tục đối mặt với án điều tra mới

16/04/2018 09:38

CEO Facebook Mark Zuckerberg sẽ phải tiếp tục đối diện với án điều tra của Uỷ ban Bảo mật Quốc gia Philippines.

Sau khi kết thúc 10 tiếng đồng hồ điều trần trước Quốc hội Mỹ, CEO Facebook Mark Zuckerberg sẽ phải tiếp tục đối diện với án điều tra của Uỷ ban Bảo mật Quốc gia Philippines.

Trang CNN cho biết Philippines là quốc gia mới nhất phát đi một yêu cầu chính thức, khi các nhà chức trách cho rằng CEO Facebook Mark Zuckerberg đã không giải thích đầy đủ những chuyện xảy ra

Uỷ ban Bảo mật Quốc gia Philippines cho biết có nhận được thông tin từ Facebook toàn cầu và đại diện Facebook tại Philippines về sự việc liên quan đến vụ rò rỉ thông tin người dùng của công ty Cambridge Analytica. Tuy nhiên, Uỷ ban này cho rằng các phản hồi còn chung chung và chưa đầy đủ để thoả mãn mối lo ngại của người dùng Facebook tại Philippines, thông báo được chính phủ đăng lên hôm thứ Sáu tuần này.

Facebook hồi tuần trước thừa nhận gần 1,2 triệu người dùng tại Philippines có thể bị Cambridge Analytica thu thập thông tin, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Mỹ.

"Chúng tôi nghiêm túc cam đoan bảo vệ thông tin người dùng. Chúng tôi hiện phối hợp với Uỷ ban Bảo mật Quốc gia Philipine trong việc này", Facebook viết trong một thông báo.

Mạng xã hội lớn nhất thế giới cho biết có 87 triệu người dùng trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi scandal thu thập thông tin, cao hơn nhiều so với dự đoán. Cambridge Analytica không đồng ý con số này.

Sau vụ scandal thu thập dữ liệu người dùng sau Mỹ về phía Indonesia, Úc đều cho biết sẽ điều tra Facebook. Tương tự, Philippines khẳng định sẽ điều tra vụ thu thập thông tin có vi phạm luật riêng tư của nước này hay không.

Sau thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận báo cao mạng xã hội này phải cung cấp thêm các tài liệu về cách công ty đã thu thập dữ liệu từ người dùng Philippines cho Uỷ ban về bảo mật của Philippines. Uỷ ban cũng yêu cầu Facebook cung cấp chi tiết về những ảnh hưởng của người dùng tại Philippines trong vụ Cambridge Analytica.

Bộ trưởng truyền thông Indonesia hồi tuần trước nói với CNN Money rằng, sẽ đóng cửa Facebook tại đây nếu mạng xã hội này giải quyết vụ scandal không thoả đáng. Indonesia cũng có hơn 1 triệu người dùng có thể bị ảnh hưởng trong vụ Cambridge Analytica.

Các nước có lượng người dùng bị ảnh hưởng nhiều trong vụ scandal này gồm có Vương quốc Anh, Mexico, Canada, Ấn Độ, Brazil và Việt Nam.

Trong phiên điều trần hồi tuần này với Quốc hội Mỹ, CEO Facebook Mark Zuckerberg thừa nhận công ty ông đã phạm sai lầm lớn bởi không có cái nhìn rộng rãi về trách nhiệm của công ty.

Nhưng khi được hỏi liệu Facebook có cam đoan giảm đến tối thiểu việc thu thập thông tin người dùng hay không, ông chủ Facebook trả lời: "Đây là vấn đề phức tạp không thể trả lời trong một từ".

Zuckerberg thừa nhận trong phiên điều trần rằng chính dữ liệu về ông cũng được chia sẻ với Cambridge Analytica.

CEO Facebook Mark Zuckerberg cho biết trong phiên điều trần thứ 2, công ty đang triển khai các công cụ AI để bắt các tài khoản giả mạo mà có thể đang lan truyền thông tin sai lệch, nhưng cũng đã thừa nhận rằng có thể họ sẽ không hoàn ngăn chặn được vấn nạn này.

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn VTV)

Các tin khác

TikTok ứng dụng có an toàn không?

Trí tuệ nhân tạo AI: Lợi ích và những hệ lụy

Cách khắc phục iPhone gặp lỗi 'không khả dụng' chuẩn nhất

Thủ thuật cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến

Gắn nhãn, truy xuất các tệp dữ liệu kỹ thuật số ở dạng ADN

Google Photos bắt đầu thu phí nếu lưu ảnh hơn 15 GB từ ngày 1/6

Tại sao 2 máy điện thoại cài Bluezone đặt cạnh nhưng không quét thấy nhau

Ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19

Không thể cài đặt ứng dụng trên iPhone phải làm sao?

Microsoft triển khai 'vũ khí' quan trọng chống virus SARS-CoV-2