Sáng chế robot cực nhỏ chạy bằng methanol có gì khác biệt

22/08/2020 10:44

Phát minh robot cực nhỏ chạy bằng methanol

Trước đây các nhà nghiên cứu chế tạo ra các loại robot chạy bằng điện, pin mặt trời,…Nhưng mới đây nhóm các nhà khoa học của Đại học Nam California (Mỹ) đã sáng chế ra mẫu robot mới sử dụng nhiên liệu lỏng methanol, có kích thước vô cùng nhỏ, có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ phức tạp mà các loại robot khác không thực hiện được.

Loại robot mới này được các nhà sáng chế của Đại học Nam California (Mỹ) đặt cho cái tên là "RoBeetle".  Loại robot mới được thiết kế dựa theo hình dáng một con bọ cánh cứng thường sống trên các cây xanh giống như tên gọi RoBeetle. Loại robot mới này chỉ nặng khoảng 88 milligram, dài vài centimet như độ lớn thật của bọ cánh cứng ngoài thực tế. Chính nhờ kích thước nhỏ gọn đã giúp cho loại robot mới này nằm trong danh sách những robot nhẹ và có kích thước nhẹ nhất được ứng dụng trong đời sống hiện nay.

Khác với một số loại robot chạy bằng điện, pin, năng lượng mặt trời RoBeetle hoàn toàn chạy bằng methanol. Theo Theo tạp chí khoa học Science, đây được xem là một trong những robot đầu tiên dùng nhiên liệu lỏng là cồn methanol làm năng lượng.

Thách thức lớn nhất của nhóm khi sáng chế loại robot mới này chính là làm thế nào để tích trữ và chuyển hóa năng lượng trong thiết kế robot nhỏ gọn. Nhóm nảy ra ý tưởng làm một hệ thống cơ nhân tạo, có thể co giãn hệt như cơ của người.

Các sợi cơ làm bằng dây hợp kim của niken và titan. Khi nhiên liệu methanol được đốt cháy, sức nóng sẽ làm cơ giãn nở vì niken và titan có mức độ biến đổi do nhiệt. Dây được phủ bột bạch kim làm chất xúc tác cho quá trình đốt cháy methanol.

Khi dây cơ nóng và co lại, những van vi mạch nhỏ trong robot tự động đóng lại, ngừng quá trình đốt cháy, giúp sườn và các chi cử động.

Ngược lại, khi dây cơ nguội và giãn ra, các van lại mở để đốt cháy nhiên liệu, bắt đầu một chu kỳ chuyển động mới. Quá trình này cứ lặp lại cho đến hết nhiên liệu.

Tiến sĩ Xiufeng Yang - từ Đại học Nam California, là trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết robot này có thể mang theo hàng hóa nặng gấp 2,6 lần trọng lượng của mình. Với bình nhiên liệu khoảng 95 milligram, RoBeetle có thể hoạt động trong 2 giờ.

Theo nhóm nghiên cứu, robot có thể làm việc linh hoạt ở nhiều dạng địa hình khác nhau như: leo dốc, bò trườn trên bề mặt đất, xi măng hay thủy tinh...

 Tiến sĩ Ryan Truby - chuyên gia robot học tại Viện Nghiên cứu MIT - cho rằng RoBeetle là một cột mốc đáng ghi nhận của công nghệ sản xuất các robot cỡ nhỏ và siêu nhỏ. "RoBeetle sẽ thúc đẩy các thiết bị tân tiến cho robot trong tương lai”.

Các nhà nghiên cứu cho cũng cho biết với loại robot bằng cồn thì khả năng ứng dụng trong thực tiễn rất đa dạng, chúng có thể được dùng kiểm tra chất lượng của các công trình, tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống khẩn cấp, hỗ trợ cây cối thụ phấn nhân tạo trong lĩnh vực nông nghiệp,…

Suckhoecuocsong.vn/Theo Khoahoctv

 

Các tin khác

Malaysia nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng xịt mũi hoặc uống

Phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước sinh hoạt bằng giấy

Phát triển vật liệu in 3D có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2

Chế tạo robot lỏng hoạt động liên tục không cần pin, nguồn điện

Phát triển loại thép không gỉ có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2

Nhật Bản phát minh loại khẩu trang phát hiện được Covid-19

Sáng chế loại kẹo cao su giúp giảm lây nhiễm Covid-19

Mũ cách ly di động phòng chống dịch Covid-19 lợi hại như thế nào?

Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư

Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion