Ở Việt Nam, nơi đàn ông cưới nhiều vợ, phụ nữ lấy nhiều chồng
Chuyện có thật 100% tại Việt Nam đàn ông được phép lấy nhiều vợ, phụ nữ có thể lấy nhiều chồng, họ ăn chung nhà, ngủ chung giường, không ghen tuông
Già làng Chao Lo Pộp với lá khăn là lễ vật trong ngày cưới của dân tộc K’ho
Đàn ông được phép lấy nhiều vợ, phụ nữ có thể lấy nhiều chồng, họ ăn chung nhà, ngủ chung giường, không ghen tuông… Ai muốn cưới thêm vợ, lấy thêm chồng cứ về thưa với vợ/chồng lớn là được. Chuyện có thật 100% tại Việt Nam.
Thế nhưng, ít ai biết đó là phong tục lạ lùng của người K’ho, ở vùng La Ngâu, La Dạ, tỉnh Bình Thuận.
Chị em ruột lấy chung chồng
Đi xuyên qua nhiều khu rừng cao su của tỉnh Đồng Nai tìm đến xã La Ngâu, La Dạ ở Bình Thuận, chúng tôi gặp những người phụ nữ chân trần ngồi rũ tóc bắt chấy cho nhau. Dọc hai bên đường nhà cửa của họ bố trí rất sơ sài.
Theo chỉ dẫn của người dân ở đây chúng tôi tìm gặp già làng Chao Lo Bọp (tên thật là Huỳnh Lưu Vĩnh, xã La Ngâu, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) người đã gắn bó hơn 2/3 thế kỷ với ngôi làng này.
Già làng dẫn chúng tôi tới một ngôi nhà nhỏ nằm lọt trong thung lũng để gặp ông già ông Nguyễn Văn Ngay. Ở tuổi 93 ông Ngay vẫn yêu đời.
Không một chút e dè, ông kể ngay: “Tôi có 2 vợ chính và một vài vợ ngoài luồng. Năm 1965, tôi cưới bà Hảo (68 tuổi). Dưới bà Hảo là cô em gái tên là Háo (67 tuổi). Sau khi cưới bà Hảo một thời gian, tôi muốn lấy thêm cô em vợ, cô ấy vốn đã có chồng nhưng sau đó không ở được với nhau. Thấy cô ấy ở một mình cũng buồn tôi ngỏ lời cô ấy đồng ý. Bà Hảo cũng muốn chị em gần kề nên chấp thuận cho tôi. Nhà tôi hồi ấy nghèo nên không chia buồng mà để hai chị em bà ấy ở chung buồng. Nhà cửa sơ sài nhưng chúng tôi sống vui lắm”.
Bà Huỳnh Thị Phen - người phụ nữ lấy hai người chồng là anh em ruột.
Theo Già làng: “Trước đây người dân tộc K’ho ở vùng La Ngâu, La Dạ chúng tôi có phong tục anh em ruột được phép lấy chung một vợ. Người em được phép lấy vợ của anh trai ruột. Họ lấy nhau ở chung nhà, làm kinh tế chung, chung luôn cả con cái nhưng một điều cấm kỵ là người anh không được lấy vợ của người em. Vì họ cho rằng đấy là một sự xúc phạm lớn nhất…”
Bà Phen có hai chồng là ông Lo Văn Níp và em trai ruột của ông Níp. “Lúc lấy chồng tôi chỉ nghĩ lấy một mình ông Níp nhưng khi về nhà chồng thấy em của ông ấy chưa có vợ mà lại đẹp trai, hiền lành nên tôi đem lòng yêu. Tôi nói với chồng là muốn cưới cả người em trai. Chồng tôi đồng ý, thế là cả nhà giết heo ăn mừng. Tôi ăn ở chính với ông Níp, khi nào ông ấy đi vắng thì tôi với người em của ông ấy ăn ở với nhau. Đượcc ít lâu thì tôi mang bầu sinh ra đứa con gái nhưng cũng không phân biệt được bố cháu là ai” – bà Phen nói.
Lúc lấy chồng tôi chỉ nghĩ lấy một mình ông Níp nhưng khi về nhà chồng thấy em của ông ấy chưa có vợ mà lại đẹp trai, hiền lành nên tôi đem lòng yêu. Tôi nói với chồng là muốn cưới cả người em trai. Chồng tôi đồng ý, thế là cả nhà giết heo ăn mừng.
Không biết ai là cha con mình
Để thấy tận mắt người phụ nữ lấy cả hai cậu cháu làm chồng chúng tôi tìm đến nhà bà Hoàng Thị Xêu lấy ông Hoàng Văn Thu và cháu ruột gọi bằng mợ tên là Hoàng Văn Đấu.
Ông Thu và bà Xêu lấy nhau năm nào không ai nhớ rõ. Hiện, chỉ ông Đấu còn sống.
Già làng Chao Lao Pộp cho biết: “Bà Xêu lấy ông Thu sống được hơn 20 năm thì lúc đấy, anh Hoàng Văn Đấu, cháu của ông Thu đang tuổi đôi mươi, đã là bộ đội xung phong và thường về thăm nhà. Sau nhiều lần hai mợ cháu gặp nhau, họ đem lòng yêu nhau và xin phép ông Thu cho cưới.
Ba người sống chung được gần 5 năm thì ông Thu mất. Lúc này ông Thu và bà Xêu mới chỉ có một người con. Sau này bà Xêu và ông Đấu có thêm 6 người con nữa tổng cộng có 7 anh em, không phân biệt con của cậu hay con của cháu mà họ coi nhau đều là anh em.
Những người đàn ông lấy nhiều vợ sau khi con cái sinh ra có thể phân biệt được con của bà vợ nào. Nhưng người phụ nữ lấy đồng thời nhiều chồng cùng một lúc thì hầu như không phân biệt được người ai là cha chính thức của đứa trẻ.
Tiêu biểu là trường hợp của bà Phen có con là Huỳnh Thị Hẻm, khi sinh ra chính bà Phen và hai người chồng của mình cũng không thể xác định được đó là con của ai?
Già làng nói, Trước đây, con trai con gái người K’ho thường ăn ở với nhau trước khi cưới. Sau đó nếu muốn họ sẽ về xin phép gia đình làm lễ cưới. Với những người đã có vợ, có chồng nếu ưng thêm người khác, thì có thể đưa nhau về xin phép người vợ hoặc người chồng hiện tại để được về sống chung.
Nếu được chấp thuận họ sẽ không phải phạt vạ. Trong trường hợp người vợ, người chồng hiện tại không cho phép thì phải chuẩn bị đầy đủ số lá khăn là sính lễ lúc cưới để đền vạ, sau đó mới được chuyển về ở với nhau.
Hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Ngay và Hoàng Thị Hảo đang nhớ lại chuyện tình của ba người
Sự đổi thay
Câu chuyện cưới xin kỳ lạ tưởng chỉ có trong "cổ tích" hoặc thời xa xưa vẫn còn cách đây vài chục năm. Thế nhưng, nửa thế kỷ sau, thời bây giờ nhưng suy nghĩ của thanh niên người La Ngâu, La Dạ bây giờ đã khác xa.
“Hơn chục năm nay chúng tôi ra sức tuyên truyền vận động người dân bỏ đi hủ tục này. Bây giờ trai gái người K'ho chúng tôi văn minh. Trai gái yêu nhau, lấy nhau đều tuân thủ đúng pháp luật quán triệt quy định một vợ, một chồng. Các cặp vợ chồng lấy nhau đều phải có hôn thú do chính quyền xác nhận.”, một cán bộ xã La Ngâu chia sẻ.
Bên cạnh việc người trẻ tự ý thức thay đổi những hủ tục xưa, chính quyền địa phương phối hợp với hội phụ nữ và các đoàn thể địa phương tích cực tuyên truyền, vận động thậm chí ngăn cấm. Nhờ vậy bây giờ hầu như không còn tồn tại tình trạng đa phu đa thê.
Ông Vĩnh Là chứng nhân nhân sống là nhân vật thật trong các phong tục cổ xưa nhưng ông cũng thừa nhận phong tục đa phu đa thê của người K’ho không còn phù hợp với thuần phong mỹ tục, và kém văn minh nên chính quyên đã tổ chức tuyên truyền và tiến hành vận động để người dân bỏ bớt những hủ tục lạc hậu
Ông Vĩnh bảo: “Tôi không biết phong tục này bắt đầu từ khi nào. Chỉ biết từ khi còn nhỏ bước ra cửa đã thấy ở bản tồn tại phong tục này. Tuy nhiên cái gì hay thì giữ lại, cái gì kém văn minh thì phải mạnh dạn xoá bỏ...”
Suckhoecuocsong.com.vn ( Theo TNO)