Những thắc mắc của người nước ngoài khi sử dụng nhà vệ sinh tại Nhật Bản
Hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh tại Nhật bản và một số lưu ý
Trải nghiệm qua nhiều nền văn hoá mới thấy rằng nước Nhật là một trong những đất nước mà ở đó con người được quan tâm đến từng chi tiết nhỏ. Nhà vệ sinh là một trong những ví dụ đó. Lần đầu tiên đến với đất nước Nhật, chắc hẳn ai cũng ngỡ ngàng về hệ thống nhà vệ sinh ở đất nước này. Bệ ngồi được sưởi ấm, có thể điều chỉnh thiệt độ với một bảng điều khiển gắn ở bên hoặc trên tường, có các chức năng điều khiển cơ cấu phun nước rửa tuỳ chọn.
Câu hỏi 1: Vì sao toa lét lại cần có chức năng phát tiếng xả nước?
Lý do rất nhân văn là vì trong lúc hành sự có thể một số người phát ra những tiếng động không mong muốn, có thể họ sẽ cảm thấy xấu hổ vì điều này vì thế chức năng này ra đời để cho những người hay gây “ồn ào” trong nhà vệ sinh có thể bật tiếng nước chảy lên, át đi những âm thanh không mong muốn.
Câu hỏi 2: Vì sao người Nhật lại sử dụng bệ xí sưởi ấm ở hầu hết các nhà vệ sinh kể cả nhà vệ sinh công cộng?
Nếu trả lời là vì Nhật bản khá lạnh cũng đúng nhưng chưa đủ. Mà vì đất nước và người dân Nhật được chăm sóc một cách tinh tế, chu đáo thì có lẽ sẽ đầy đủ hơn.
Câu hỏi 3: Tại sao trong nhà vệ sinh cũng phải có điều hoà?
Khi một tòa nhà có điều hòa thì nhà vệ sinh của nó cũng được “hưởng lây”, nhưng kể cả khi tòa nhà không có điều hòa, những người quản lý ở đây vẫn muốn khách hàng của mình được “hành sự” dưới nhiệt độ thoải mái dễ chịu. Nhà vệ sinh nam rộng khoảng 5-6m2, và có 1 chiếc điều hòa đang chạy.
Nhà vệ sinh công cộng tại ga Chikusa - Nagoya
Câu hỏi 4: Các nút điều khiển có phức tạp lắm không?
Chia sẻ với bạn là đất nước Nhật là đất nước mà người nước ngoài đến đây dù không biết tiếng bạn cũng có thể đi lang thang nếu bạn biết cách. Hệ thống biển báo cũng như hướng dẫn rất chi tiết. Chỉ cần bạn chịu khó để ý hình ảnh và những con số bạn sẽ làm được ngay.
Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là bạn có thể sử dụng thành thạo hết các chức năng của nhà vệ sinh đâu bởi nhà vệ sinh ở Nhật nổi tiếng là nhiều chức năng và khá phức tạp đối với những người lần đầu tiếp cận với “công nghệ” này.
Câu hỏi 5: Nhà vệ sinh cho ngươì tàn tật thì sao?
Bất cứ ở đâu có nhà vệ sinh là ở đó có nhà vệ sinh dành cho người tàn tật. Nhà vệ sinh này khác biệt với các nhà vệ sinh thông thường ở chỗ nó có hệ thống tay vịn tại bồn cầu và bồn rửa, để người dùng có thể vịn vào để đứng lên hay ngồi xuống, hoặc dễ dàng sử dụng kể cả khi đang ngồi xe lăn, và đôi khi còn có nhiều chức năng khác để kể cả người tàn tật cũng có thể sử dụng dễ dàng.
Câu hỏi 6: Có phải một số nhà vệ sinh không có cần gạt nước
Đúng vậy bởi nó dùng cảm biến bàn tay để xả nước. Có một số người mới sang Nhật đã không biết phải làm thế nào đành “bỏ chạy” hoặc “xin trợ giúp của người thân”. Bạn chỉ cần chạm bàn tay lên hình bàn tay là mọi vấn đề được giải quyết. Đừng sợ!!!!!
Do được thiết kế cầu kỳ và sử dụng bằng điện nên nhà vệ sinh ở Nhật luôn khô thoáng và tách biệt với phòng tắm.
Câu hỏi 7: Nhà vệ sinh cho trẻ em ở Nhật như thế nào?
Trẻ em ở Nhật từ nhỏ đã được giáo dục rất kỹ về cách dùng nhà vệ sinh. Do đó, khi đến trường, về nhà hoặc tới nơi công cộng trẻ đều có ý thức giữ gìn vệ sinh cao. Như đóng nắp bồn cầu khi xả nước sau khi đại tiện; bé trai không được kéo nắp ngồi lên khi tiểu tiện; khi rửa tay không vấy bẩn nước lên bồn rửa mặt; khi dùng xong nếu vấy bẩn thì có trách nhiệm vệ sinh sạch lại…
Ngoài ra, trong toilet còn có bệ đứng thay quần áo, những chiếc kệ ngang có đệm mỏng để thay bỉm cho em bé, ghế ngồi cho em bé từ 6 tháng đến 2 tuổi khi đợi mẹ đi vệ sinh…
Câu hỏi 8: Tại sao vẫn tồn tại những nhà vệ sinh kiểu Washiki.
Đối với nhà vệ sinh kiểu truyền thống Washiki, không phải do nơi đó họ chưa sửa chữa hoặc thay mới bằng những loại toilet hiện đại mà vì ở Nhật, tỷ lệ dân số già đông hơn dân số trẻ. Người Nhật ở độ tuổi 70 vẫn còn rất minh mẫn, có người còn làm việc, vẫn lái xe vù vù. Và họ quen với việc sử dụng nhà vệ sinh kiểu truyền thống.
Bên cạnh những nhà vệ sinh hiện đại công nghệ cao hay được trang trí lộng lẫy, ở Nhật còn tồn tại vô cùng nhiều những toa lét xổm kiểu này. Bạn có thể tự hỏi, không lẽ Nhật không đủ kinh phí hay nhân lực để thay hết những toa lét này bằng toa lét bệt “văn minh”, nhưng lý do rõ ràng không phải là như vậy. Ở Nhật còn rất nhiều người không quen sử dụng toa lét bệt và quen dùng kiểu xổm truyền thống – được gọi là 和式 – này hơn, và vì thế những toa lét này phải tồn tại để phục vụ những người như vậy. Nên nhớ Nhật là nước có tuổi thọ trung bình cao, người già khỏe mạnh và thường ra ngoài, vì thế thành phần những “người của ngày xưa” sử dụng nhà vệ sinh công cộng cũng là không nhỏ.
Lấy một chút giấy bấm vào mút to bạn sẽ có được nước sát khuẩn
Nước sát khuẩn vị trí ngồi của bạn. Hướng dẫn sử dụng là bạn lấy giấy xịt nước sát khuẩn và lâu bệ xí trước khi ngồi
Bấm vào nút chỗ bàn tay bạn sẽ mở được nắp họp bỏ giấy
Nhà vệ sinh công cộng tại một ga tàu ở Nhật bản
Bảng hướng dẫn bằng hình ảnh rất cụ thể rõ ràng
Suckhoecuocsong.vn