Những bài học nên dạy con về kỹ năng tài chính

04/03/2015 15:49

Tài chính có tầm quan trọng lớn để điều hướng cuộc sống nhưng đáng ngạc nhiên là ở các trường học không có bài học cho các con về tiền bạc.

Tài chính có tầm quan trọng lớn để điều hướng cuộc sống nhưng đáng ngạc nhiên là ở các trường học không có bài học cho các con về tiền bạc. Theo quan niệm của người Việt thì các bé không làm gì thì không cần quan tâm đến tiền vì vậy việc tiếp xúc với tiền nên được hạn chế. Hơn nữa tiền rất mất vệ sinh nên các bố mẹ thường không cho con sử dụng tiền. Là một phụ huynh khôn ngoan thì bạn nên dạy cho con các bài học cơ bản và quan trọng về tài chính. Nó rất hữu ích với con bạn sau này.

Dưới đây là một số lời khuyên thích hợp cho từng nhóm tuổi từ Beth Kobliner - thành viên của hội đồng tư vấn cho tổng thống về năng lực tài chính, tác giả cuốn sách bán chạy New York Times về vấn đề cuộc sống tài chính tốt trong tương lai cho trẻ em.

"Hãy nhìn vào cuộc khủng hoảng tài chính, bao nhiêu gia đình mất nhà cửa - 3,9 triệu nhà bị tịch thu. Nhìn vào số lượng tiền -$ 845.000.000.000 chúng ta nợ trong thẻ tín dụng. Nó phản ảnh rõ ràng rằng kỹ năng tài chính của người lớn cũng không tốt". Vậy để giúp các thế hệ tiếp theo tránh những sai lầm của chúng ta, và sống không phù hợp về tài chính, tuổi trẻ cần phải được dạy các yếu tố cần thiết về tiền bạc từ sớm.

Theo Kobliner, trẻ em từ ba tuổi có thể nắm bắt khái niệm tài chính như tiết kiệm và chi tiêu. Một báo cáo của các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge ủy nhiệm bởi Dịch vụ Tư vấn tiền của Vương quốc Anh tiết lộ rằng những thói quen tiền của trẻ được hình thành bởi 7 tuổi.

Dưới đây là những bài học hàng đầu tiền về tài chính cho từng độ tuổi:

Dạy con cách tiêu tiền từ sớm bằng 3 bình tiết kiệm

Lứa tuổi 3-5

Bài học 1: Trẻ có thể phải chờ đợi để mua một cái gì đó mà trẻ muốn.

"Đây là một khái niệm khó để mọi người học ở mọi lứa tuổi," Kobliner nói. Tuy nhiên, khả năng trì hoãn sự hài lòng cũng có thể dự đoán mức độ thành công của một người lớn. Trẻ em ở độ tuổi này cần phải hiểu rằng nếu chúng thực sự muốn một cái gì đó, chúng nên chờ đợi và tiết kiệm để mua nó.

Khi cùng con đi vào cửa hàng không phải mục đích là mua đồ cho con, nhưng con vẫn đòi mua, bố mẹ cần khẳng định bố mẹ không có tiền cho món đồ này của con, chúng ta vào đây để mua món đồ này cho gia đình. Để trẻ thấy rằng không phải cứ vào cửa hàng là chúng được mua 1 cái gì đó.

Bài học cho trẻ 3-5 tuổi là:

- Thảo luận với con về việc học cách chờ đợi những gì con bạn muốn như mua đồ chơi, đi chơi nhà bóng, xích đu.

- Hướng dẫn cho con của bạn đặt ra 1 mục tiêu để hướng tới ví dụ như tiết kiệm để mua 1 món đồ chơi mà bé thích. Tuy nhiên, mục tiêu không nên vượt quá khả năng tiết kiệm của trẻ hoặc thời gian quá dài để trẻ đạt được (vài tháng), khi đó trẻ trở nên bực bội và không muốn thực hiện tiếp.

- Tạo cho con bạn ba lọ và đánh dấu dễ nhận biết trên mỗi lọ với mục tiêu như: “tiết kiệm”, “Chi”, “chia sẻ”.  Mỗi lần con bạn nhận được tiền, dù cho làm việc nhà hoặc tiền mừng tuổi, tiền sinh nhật, hướng dẫn con chia tiền cho các lọ. Tiền trong lọ “chi” sẽ sử dụng chi tiêu cho việc mua bán nhỏ như kẹo hoặc sữa. Lọ “chia sẻ” sử dụng cho việc mua quà tặng bạn hoặc đến chơi nhà ai đó mà  trẻ biết. Lọ “tiết kiện” nên được để chi cho các mặt hàng đắt tiền hơn.

Mỗi khi con bạn thêm tiền vào lọ tiết kiệm, bố mẹ nên giúp con đếm xem đã tiết kiệm được bao nhiêu, và nói với con về việc còn bao nhiêu nữa thì sẽ về đích, “điều đó sẽ mang lại cho con bạn cảm giác vui vẻ và hiểu được tầm quan trọng của sự kiên nhẫn chờ đợi và tính tiết kiệm”.

Dạy con về khái niệm tiền bạc và cách chi tiêu càng sớm thì càng có lợi, giúp con có hoạch định đúng đắn cho tài chính của mình trong tương lai. Với lứa tuổi nhỏ 3-5 tuổi với bài học "chờ đợi để có được điều gì đó" giúp trẻ có bài học về tính kiên nhẫn và tiết kiệm khi phải chờ đợi. Với trẻ 6-10 tuổi bố mẹ nên dạy con bài học gì?

Lứa tuổi 6-10:

Bài học 2: Trẻ cần phải có những lựa chọn về cách tiêu tiền.

Ở tuổi này, điều quan trọng là phải giải thích cho con, "Tiền là có giới hạn và điều quan trọng là phải có những lựa chọn khôn ngoan, bởi vì một khi con đã chi tiêu tiền con có vào những việc không hợp lý con sẽ không còn tiền cho các việc quan trọng hơn”. Bố mẹ vẫn nên duy trì 3 lọ tiết kiệm và với lứa tuổi này có thể cho con quyền tham gia đưa ra quyết định chi tiêu.

Bài học cho trẻ 6-10 là:

- Giải thích cho con về cách chi tiêu tiết kiệm: Ví dụ, giải thích cho con lý do vì sao bố mẹ không chọn mua nước nho theo thương hiệu vì giá sẽ đắt hơn, chỉ cần chọn nước nho có mùi vị và chất lượng tương đương mà có giá rẻ hơn, đây cũng là hình thức tiết kiệm. Hoặc như mua khăn giấy dùng hàng ngày với số lượng lớn để có được một mức giá rẻ hơn khi mua lẻ.

- Cho con kinh nghiệm lựa chọn đồ dùng bằng số tiền nhất định: cho con bạn một số tiền nhỏ đưa con vào trong một siêu thị và để con tựlựa chọn 1 số đồ bạn cần để mua.

- Cho con đi mua sắm cùng và nói chuyện với con về các quyết định mua sắm của mình như nói chuyện với người lớn như: “Liệu món đồ này chúng ta có thực sự cần nó, hoặc món này gia đình mình có thể bỏ qua khi cuối tuần ra ngoài ăn tối, hoặc nó sẽ chi phí ít hơn ở 1 nơi khác như cửa hàng giảm giá, sẽ được 2 thay vì được 1”.

Lứa tuổi 11 - 13:

Bài học 3: Trẻ càng sớm tiết kiệm, số tiền tiết kiệm của trẻ tăng nhanh hơn từ lãi suất kép

Ở độ tuổi này, bố mẹ có thể chuyển đổi ý tưởng cho con từ tiết kiệm cho mục tiêu ngắn hạn thành các mục tiêu dài hạn hơn: tiết kiệm tiền để mua xe đạp, để gửi tiết kiệm ngân hàng lấy lãi xuất.

Bài học cho trẻ 11-13 tuổi là:

- Cho con bạn biết cách tính lãi suất kép khi số tiền con bạn kiếm được đầu tư vào ngân hàng.

- Mô tả lãi kép tiền tiết kiệm cho con hiểu bằng các con số cụ thể hơn là ví dụ trừu tượng. Nếu bạn để dành100 ngàn mỗi năm bắt đầu từ lúc 14 tuổi, thì khi tới 65 tuổi bạn sẽ có 23 triệu, nhưng nếu bắt đầu ở tuổi 35 thì đến khi 65 tuổi bạn sẽ chỉ có 7 triệu.

- Khuyến khích con bạn thiết lập mục tiêu dài hạn, ở lứa tuổi này con bạn vẫn không muốn tiết kiệm mà muốn mua luôn các vật dụng chúng muốn khi có tiền. nhưng bố mẹ nên giải thích cho con của mình nên tiết kiệm chi phí để cho các mục tiêu dài hạn hơn như chi phí mua xe, chi phí học đại học. VD: con bạn có thể tiết kiệm bữa ăn vặt và bỏ vào hũ tiết kiệm.

Khi con bạn lớn hơn 14 tuổi, việc chia sẻ cho con cái những chi phí của gia đình là điều hoàn toàn cần thiết. Thay vì mua sắm những vật dụng đắt tiền, hãy giải thích cho con biết nên tiết kiệm tiền cho tương lai (cho việc học đại học)ngay từ khi còn nhỏ.

Lứa tuổi 14-18:

Bài học 4: Cho trẻ biết chi phí của các trường đại học và lợi ích của việc học đại học.

Với độ tuổi này bố mẹ nên định hướng tương lai cho con mình, con cần tiết kiệm chi phí cho việc học đại học và nêu lý do vì sao cần vào trường đại học, vì sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ dễ kiếm được nhiều tiền hơn người ko tốt nghiệp đại học. Từ đó vào website các trường đại học để xem chi phí cho việc học đại học là bao nhiêu (bao gồm cả khoản ngoài học phí), nhưng đừng để cái giá quá cao so với con bạn như vậy sẽ không khuyến khích được con bạn cố gắng.

Bài học với trẻ từ 14 đến 18 là:

- Thảo luận với con bạn về việc bạn có thể đóng góp bao nhiêu cho con học đại học mỗi năm. Kobliner nói “ Mỗi phụ huynh nên bắt đầu cuộc trò chuyện về chi phí cho việc học đại học khi con vào lớp 9”, giải quyết vấn đề này sớm và chân thật về khả năng tài chính của bạn sẽ giúp trẻ nhìn nhận vấn đề thực tế và có định hướng chọn trường mà họ có thể học được.

Tuy nhiên cũng cần động viên con cố gắng học tốt vì có nhiều cách để được chi phí học cao hơn so với tiền của mình đó là các khoản tài trợ học đại học. Với chi phí không cao, bạn nên định hướng con bạn vào các trường công lập, vì sẽ có các khoản học bổng, quỹ cho vay hỗ trợ học tập từ chính phủ

- So sánh cho con bạn thấy sự khác nhau giữa chi phí học đại học và chi phí học cao đẳng. Cho con thấy sự triển vọng của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, và khả năng trả các khoản nợ, trình độ nhận thức các vấn đề của sinh viên đại học và không học đại học

- Ước tính các hỗ trợ tài chính mà con bạn có thể được hỗ trợ. Và tìm hiểu về việc thanh toán các khoản nợ hàng tháng (lãi suất vay), và khoản này phải ít hơn 10% thu nhập hàng tháng của bạn.

Các bậc cha mẹ nên để cho con họ - sinh viên đại học có được công việc làm thêm trong thời gian học” Kobliner nói, theo nghiên cứu của tiến sỹ Tiến sĩ Gary R. Pike của trường đại học Purdue cho thấy những sinh viên làm việc 20h/tuần thường đạt điểm tốt hơn những sinh viên còn lại. Tuy nhiên ông cũng khuyên không nên lạm dụng việc làm thêm vì làm việc hơn 20h/tuần sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em”.

Lứa tuổi 18+

Bài học 5: Cho con bạn sử dụng thẻ tín dụng chỉ khi bạn đảm bảo được luôn có số dư trong thẻ tín dụng.

Với trẻ độ tuổi này, khi cho con thẻ tín dụng (tự rút tiền và tự cho vay tiền khi tài khoản của bạn hết) rất dễ dàng rơi vào nợ thẻ tín dụng, vì sinh viên có nhiều khoản phải tiêu. Các khoản nợ của con có thể gây khó khăn cho bạn khi bạn muốn mua 1 chiếc xe hơi, 1 ngôi nhà.

"Các hộ gia đình trung bình thường nợ khoảng 7.000 đô la trong thẻ tín dụng. Để đảo ngược xu hướng chi tiêu vượt quá khả năng cho phép, cha mẹ phải dạy con mình sử dụng thẻ tín dụng có trách nhiệm” Kobliner nói.

Bài học đối với trẻ 18+ là:

- Cùng với con, tìm kiếm một thẻ tín dụng mà lãi suất cho vay thấp và không mất phí sử dụng hàng năm.

- Giải thích với con rằng thẻ tín dụng không sử dụng cho các khoản chi tiêu hàng ngày mà chỉ sử dụng cho các khoản chi khẩn cấp hợp lý mà các khoản đã tiết kiệm trước đó không trả được. tuy nhiên cũng nên xây dựng bảng chi phí dự kiến cho các khoản chi khẩn cấp (ít nhất là cho 3 tháng hoặc 6 đến 9 tháng)

- Dạy con rằng tất cả các chi phí của con thông qua thẻ tín dụng bố mẹ đều biết thông qua lịch sử hóa đơn của ngân hàng.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác

Học sinh lưu ý những mốc thời gian kế hoạch năm học 2019-2020 đã điều chỉnh

Bộ GD&ĐT sửa đổi mốc thời gian quan trọng năm học 2019-2020, học sinh cần nắm rõ

Lịch học học cả nước tiếp tục điều chỉnh do dịch Covid-19

Dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT tiếp tục điều chỉnh khung thời gian kết thúc năm học 2019-2020

Dịch Covid-19, 150 trường tư thục kêu cứu vì cạn kiệt tài chính, có nguy cơ phá sản

Phòng học chiếu sáng đạt chuẩn phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Bài văn tả bố được cô giáo chấm 9,5 điểm gây sốt mạng xã hội

Bộ giáo dục quyết định giảm 33% tổng chỉ tiêu đào tạo sư phạm trên cả nước

Phương pháp mới: Dùng người máy giúp học sinh ôn thi đại học

Top 10 ĐH đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất thế giới