Nhà xuất bản Giáo dục nói gì về việc 'Thánh Gióng tắm hồ Tây'?

18/03/2015 11:21

Lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục cũng cho biết phần lớn chi tiết trong đoạn văn đều có trong các truyền thuyết về Thánh Gióng.

 

Trong những ngày qua, việc sách giáo khoa và tài liệu tiếng Việt lớp 5 (dùng cho trường học áp dụng mô hình trường học mới) cung cấp sai kiến thức cho học sinh về nhân vật Thánh Gióng đã nhanh chóng trở thành chủ đề hot của giới truyền thông.

 

Trước việc nhiều giáo viên và phụ huynh ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) thắc mắc và cho rằng chi tiết “dị bản” viết về nhân vật dân gian Thánh Gióng trong sáchTiếng Việt lớp 5, tập 2 và cuốn Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5, tập 2A (đều do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành) là xuyên tạc, suy diễn, chiều qua 17/3, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã có công văn chính thức trả lời vấn đề này.

 

Cả ông và GS Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên SGK Tiếng Việt 5) đều cho rằng dư luận đã hiểu sai vấn đề.

 

Theo giải thích của GS Nguyễn Minh Thuyết, bài tập được bài báo nêu nằm trong cuốn Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT, được lấy lại từ cuốn Tiếng Việt 5, tập hai (NXB Giáo dục, 2010, tr. 86). Đoạn văn trong bài tập trích từ bài viết nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Đình Thi - “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích” (Nguyễn Đình Thi toàn tập, tập IV, NXB Văn học, 2009, tr. 148). Mục tiêu của bài tập là rèn luyện cho học sinh kĩ năng liên kết các câu trong đoạn, qua đó học hỏi cách sử dụng từ ngữ linh hoạt của nhà văn.

 

 

Đoạn văn được trích dẫn đến từ trí tưởng tượng của Nguyễn Đình Thi

 

Đoạn văn được trích thể hiện trí tưởng tượng phong phú và độc đáo của nhà văn. Ngay ở câu mở đoạn, Nguyễn Đình Thi đã nói rõ là ông tưởng tượng ra một kết cục khác của câu chuyện:“Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi...”.

 

Đoạn văn tiếp theo được trích dẫn, trong đó mô tả việc Thánh Gióng đánh giặc xong “vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết” cũng đều đến từ trí tưởng tượng của Nguyễn Đình Thi.

 

Lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục cũng cho biết phần lớn chi tiết trong đoạn văn đều có trong các truyền thuyết về Thánh Gióng. So sánh đoạn trích dẫn trong sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 với bản thần tích cổ, sự khác biệt chỉ đến từ việc theo truyền thuyết thì Thánh Gióng bay về trời, còn Nguyễn Đình Thi cho là tráng sĩ đã hy sinh trên đất mẹ.

 

"Đoạn văn của Nguyễn Đình Thi có thể gợi cho học sinh những suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ câu chuyện dân gian các em vẫn nghe, từ đó kích thích trí tưởng tượng và tiềm năng sáng tạo của các em - một trong những nội dung nằm trong mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn, kể từ cấp Tiểu học", thông cáo của Nhà xuất bản Giáo dục nêu rõ.

 

Skcs.vn (tổng hợp)

Các tin khác

Học sinh lưu ý những mốc thời gian kế hoạch năm học 2019-2020 đã điều chỉnh

Bộ GD&ĐT sửa đổi mốc thời gian quan trọng năm học 2019-2020, học sinh cần nắm rõ

Lịch học học cả nước tiếp tục điều chỉnh do dịch Covid-19

Dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT tiếp tục điều chỉnh khung thời gian kết thúc năm học 2019-2020

Dịch Covid-19, 150 trường tư thục kêu cứu vì cạn kiệt tài chính, có nguy cơ phá sản

Phòng học chiếu sáng đạt chuẩn phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Bài văn tả bố được cô giáo chấm 9,5 điểm gây sốt mạng xã hội

Bộ giáo dục quyết định giảm 33% tổng chỉ tiêu đào tạo sư phạm trên cả nước

Phương pháp mới: Dùng người máy giúp học sinh ôn thi đại học

Top 10 ĐH đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất thế giới