Người Nhật thể hiện văn hoá của họ như thế nào?
Người Nhật thể hiện văn hoá của họ như thế nào
Người Nhật thể hiện văn hoá của họ như thế nào?
Lần đầu tiên đặt chân đến đất nước này bạn sẽ thấy “choáng” bởi văn hoá, cảnh vật, con người, vệ sinh và nhiều thứ khác nữa trên đất nước này. Tôi nghĩ rằng đây là một trong rất ít đất nước mà bạn sẽ luôn muốn quay trở lại nhiều lần sau đó.
Hãy thử 1 lần sống trên đất nước này như người dân Nhật bạn sẽ cảm nhận được nếp sống văn minh, những quy tắc ứng xử tuyệt vời, rất có tình người. Và bạn sẽ nhớ mãi nơi này tôi tin là vậy.
Thể hiện sự lễ độ khi nói “cảm ơn” hoặc “tạm biệt”
Cúi người xuống khi cảm ơn, xin lỗi hoặc tạm biệt được coi là quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Thái độ này cho người được nhận lời cảm ơn hay xin lỗi cảm nhận được sự chân thành dù có thể họ bất đồng ngôn ngữ. Sự lễ độ còn thể hiệu ở việc nếu bạn dừng lại trên đường phố để hỏi đường, người đi đường sẵn sàng vẽ tay cho bạn một tấm bản đồ, hoặc người bán hàng có thể đóng cửa hàng của mình chỉ để dẫn bạn đến đúng nơi bạn đang tìm. Lễ độ nghĩa là bạn sẵn sàng giúp đỡ và vị tha với người khác.
Dù thế nào, cũng luôn đáp lại ân huệ của người khác
Ở Nhật Bản, bạn nhanh chóng học được rằng, không chỉ nhận ân huệ từ người khác dành cho mình mà phải đáp lại ân huệ đó. Hồi đáp lại ân huệ là yếu tố quan trọng để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp ở nơi đây.
Mặt khác, sự hồi đáp ân huệ không cần phải có giá trị như nhau. Ví dụ, nếu ai đó giúp bạn bê đồ, bạn có thể mua cho họ một loại nước giải khát và tặng họ lời cảm ơn là đủ.
Cảm ơn người từng giúp đỡ mình khi gặp lại họ
Cảm ơn xin lỗi là những từ mà Người Nhật sử dụng nhiều nhất. Họ còn luôn luôn nhớ cảm ơn một ai đó khi gặp lạI ví dụ: “ Ôi, cảm ơn bạn lần trước đã chuyển đồ giúp tôi!”. Lối cư xử hết sức văn minh và tốt đẹp không phải đất nước nào cũng có.
Giữ lời hứa
Ở Nhật Bản, khi ai đó hứa hẹn sẽ làm một việc gì đó, thì họ sẽ làm điều đó. Dù thế nào họ cũng sẽ không quên lời hứa. Họ sẽ đến buổi hẹn dù ngay cả khi trời mưa hay tuyết rơi. Vắng mặt không tham dự mà không thông báo trước là điều không thể chấp nhận – bạn có thể gọi tới trước báo rằng bạn sẽ không thể tham dự và xin lỗi về việc đó, hoặc bạn phải cử người khác tham dự thay thế vị trí của bạn.
Không biết xấu hổ chính là vô đạo đức
Xã hội Nhật Bản đánh giá cao sự khiêm tốn và khiêm nhường, không chấp nhận việc không biết xấu hổ. Mọi người có thể xếp hàng chờ đợi thành hàng dài mà không có bất kỳ lời phàn nàn nào. Không có bất kỳ sự bất bình nào. Không có lời nói nào cất lên, không có những tiếng thở dài đầy hoài nghi, kiểu như “Sao mọi người lại ngốc nghếch đến vậy?” không “nhìn đểu”, không có vẻ mặt nào biểu hiện.
Sẽ không có bất cứ ai bị ra rìa trong một tập thể
Ở Nhật sẽ không có chuyện đi ra ngoài uống nước hoặc một bữa tiệc chỉ với vài người đồng nghiệp! Tất cả mọi người đều được mời! Sẽ không có khoảnh khắc lúng túng khi một số người đi “đánh lẻ” vô tình bắt gặp nhau. Tất cả những người tham dự đều có mặt trong bức ảnh mà không cần quan tâm xem đó cấp trên hay cấp dưới. Cách hành xử này sẽ dạy cho bạn cách bao dung, rộng lượng hơn với những người khác mình.
Ưu tiên người khác
Cách tốt nhất để cho người khác biết họ quan trọng với bạn là bằng cách đặt họ lên vị trí ưu tiên. Cho người bạn của mình miếng bánh lớn nhất, nhường chỗ ngồi dễ chịu nhất trong nhà hàng cho người thân, để khách đứng vào vị trí trung tâm của bức ảnh hoặc nướng bánh và chia sẻ nó với người hàng xóm của bạn, là một phần của cuộc sống hàng ngày ở Nhật Bản.
Người Nhật rất biết lắng nghe
Người Nhật sẽ luôn luôn để bạn thể hiện ý kiến trước. Họ là những người rất biết lắng nghe. Lắng nghe người khác và không tìm cách chi phối trong các cuộc nói chuyện là rất quan trọng. Bằng cách lặng lắng nghe, bạn trở nên khoan dung hơn và ít phê phán người khác trong khi bạn cố gắng hiểu quan điểm của họ.
Tôn trọng tài sản của người khác
Chuyện nhặt được của rơi rồi giữ luôn là chuyện hiếm gặp ở Nhật Bản. Nếu ai đó để ô hoặc một đồ vật gì đó bên đường, họ chắc chắn sẽ tìm thấy nó ở đúng vị trí đó hoặc trên băng ghế gần nhất khi họ quay lại tìm.
Cư xử lịch thiệp
Nếu chúng ta chọn một từ để mô tả về những người Nhật, từ đó sẽ là “duyên dáng”. Tất cả các tầng lớp xã hội, không phân biệt nguồn gốc và thu nhập đều cư xử lịch thiệp. Ví dụ, không dùng ngón tay trỏ để chỉ vào ai đó hoặc vật gì đó, mà họ sẽ dùng cả bàn tay một cách tinh tế. Họ ăn mặc đẹp, tươi cười chào hỏi tất cả mọi người và dùng cả hai tay khi đưa hoặc nhận đồ vật gì cho người khác.
Tinh thần dân tộc của người Nhật
Sâu xa, mọi người dân Nhật đều cảm thấy nước họ là tốt nhất trên thế giới. Do vậy, không cần phải cố chứng tỏ với người nước ngoài rằng đất nước của họ là tuyệt vời nhất.
Ganbaru - khi đã làm gì phải cố gắng hoàn thành
Nhiều người trong chúng ta từ bỏ làm điều gì đó khi phát hiện ra rằng việc đó mất nhiều thời gian, tiền bạc hoặc năng lượng hơn chúng ta đã định. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, bạn phải thực hiện điều đó từ đầu đến cuối và cố gắng hết sức để hoàn thành. Người Nhật thấm nhuần tinh thần “ganbaru” (cố gắng hết sức để hoàn thành việc gì đó) vì tất cả mọi người xung quanh bạn cũng đều làm như vậy.
Người Nhật rất có trách nhiệm với những gì mình làm
Trong suốt mùa World Cup ở Brazil năm 2014, các cổ động viên Nhật Bản làm cả thế giới ngạc nhiên bằng việc tự dọn dẹp khu vực của họ tại sân vận động. Nếu bạn đã từng đến Nhật Bản, bạn sẽ không ngạc nhiên về điều này, người Nhật luôn luôn tự dọn dẹp sạch chỗ của mình. Ngay cả trong những mùa lễ hội, cốc chén hay túi rác của ai thì người đó sẽ mang theo chứ không quăng bừa bãi.
Người Nhật luôn đúng giờ
Một trong những bài học người nước ngoài học được khi ở Nhật Bản là tầm quan trọng của việc đúng giờ, tôn trọng giờ giấc cũng cho thấy sự tôn trọng người khác. Từ những chuyến tầu bạn cũng sẽ thấy nó chạy không chậm đến một phút. Đây là tác phong và là văn hoá Nhật.
Suckhoecuocsong.com.vn