Người dùng Internet tại Việt Nam có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc cao nhất thế giới
Nguồn gốc lây nhiễm mã độc có thể đến từ USB, ổ cứng ngoài hay thẻ nhớ.
Số liệu từ báo cáo trên cho thấy 38% người dùng máy tính bị tấn công bởi mã độc trên mạng, 1/5 số người dùng Android cũng gặp phải tình cảnh tương tự. Các vụ tấn công người dùng bằng mã độc Android trong năm nay đã tăng 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo trên, 2.7% trong tổng số người dùng các thiết bị di động bị tấn công bởi mã độc trong năm 2014 đến từ Việt Nam, xếp thứ 6 trên thế giới.Tiếp tục đứng đầu danh sách này vẫn là Nga.
(*) % tổng số người dùng thiết bị di động bị tấn công trong năm 2014
Biểu đồ phân bố số người dùng thiết bị di động bị tấn công bởi mã độc trên thế giới
Hơn thế nữa, 2.34% số ứng dụng mà người dùng thiết bị di động tại Việt Nam tải về có chứa mã nguồn độc – con số cao nhất thế giới hiện nay. Trong khi đó, chỉ0.01% số ứng dụng người dùng Nhật tải về có chứa mã độc, thấp nhất trong danh sách. Đứng ngay trên Nhật là Mỹ (0.07%) và Anh (0.16%).
Con số tiếp theo Kaspersky công bố là số người dùng dịch vụ online banking bị ảnh hưởng bởi các mã độc trong năm 2014. Kaspersky Lab cho biết đã ngăn chặn gần 2 triệu cuộc tấn công nhằm đánh cắp tiền thông qua Internet Banking. Brazil đứng đầu danh sách số người dùng dịch vụ này bị ảnh hưởng bởi mã độc với gần 300.000 người dùng. Việt Nam đứng thứ 8 trong danh sách với trên 50.000 người.
Việt Nam cũng nằm trong top 10 nước là điểm xuất phát của các cuộc tấn công trực tuyến
Kaspersky Lab cũng cho biết gần 50% số người dùng Internet trên máy tính tại Việt Nam có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc
Việt Nam cũng đứng đầu danh sách những quốc gia có người dùng máy tính dễ bị lây nhiễm phần mềm độc hại cục bộ (*) cao nhất thế giới.
(*) lây nhiễm phần mềm độc hại cục bộ là lây nhiễm không thông qua Internet. Nguồn gốc lây nhiễm có thể đến từ USB, ổ cứng ngoài hay thẻ nhớ…
Quang Phong - Skcs.vn (Nguồn Kaspersky Security Bulletin 2014)